(HBĐT) - Sáng 4/8, đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc chấp hành pháp luật trong thực hiện các trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại UBND TP Hòa Bình.


Đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh phát biểu kết luận buổi giám sát.

Theo báo cáo của UBND TP Hòa Bình, thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) về đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ, UBND thành phố đã thực hiện niêm yết công khai 23 TTHC về đất đai, 4 TTHC về môi trường và 2 TTHC lĩnh vực tài nguyên nước. Bên cạnh việc niêm yết công khai các TTHC, UBND thành phố chỉ đạo phòng chuyên môn phân công cán bộ, tổ chuyên môn thực hiện rà soát, đánh giá các TTHC; thực hiện việc số hóa cơ sở dữ liệu đất đai được minh bạch, TTHC được thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian đi lại.

Từ năm 2020 đến nay, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố tiếp nhận hơn 25 nghìn hồ sơ đăng ký đất đai; đã giải quyết hơn 21 nghìn hồ sơ; hơn 3 nghìn hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết và hơn 300 hồ sơ đang giải quyết.

Đối với UBND TP Hòa Bình, từ năm 2020 đến nayđã ký cấp 1.124 GCNQSDĐ của các hộ gia đình, cá nhân. Trong đó, cấp mới 418 GCNQSDĐ; chuyển mục đích sử dụng đất 42 giấy; chứng nhận tài sản 124 giấy; giao đất 537 giấy; cấp đổi 3 giấy.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thành phố còn nhiều khó khăn, hạn chế như: Việc đăng ký nguồn gốc sử dụng đất làm cơ sở để lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ; công tác công nhận và cấp GCNQSDĐ một số trường hợp còn chậm thời gian giải quyết...

Tại hội nghị, UBND TPHòa Bình kiến nghị tỉnh cần chỉ đạo thực hiện đo lại bản đồ đất lâm nghiệp theo Quyết định số 672 của Thủ tướng Chính phủ do có nhiều sai sót; đo đạc lập cơ sở dữ liệu về đất đai, số hóa hệ thống bản đồ để thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng các thông tin đất đai…

 

Thảo luận tại buổi giám sát, thành viên đoàn giám sát cơ bản nhất trí với nội dung báo cáo, kiến nghị của UBND TP Hòa Bình. Đồng thời đề nghị UBND thành phố giải trình, làm rõ thêm công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, số lượng cán bộ có đáp ứng yêu cầu công việc, giải pháp thực hiện; mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận chuyên môn; vướng mắc về quy trình, thủ tục cần tháo gỡ; lý giải nguyên nhân hồ sơ tồn đọng, không đủ điều kiện giải quyết…

Phát biểu kết luận, đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh đồng tình với nội dung báo cáo và kiến nghị, đề xuất của UBND thành phố. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến thảo luận tại buổi giám sát, đồng chí đề nghị: UBND thành phố tiếp tục tháo gỡ tận gốc những khó khăn, vướng mắc, tồn tại; kiến nghị, đề xuất cấp cấp có thẩm quyền để giải quyết kịp thời cho người dân; rà soát, làm tốt quy chế phối hợp giữa Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai và UBND thành phố, làm rõ trách nhiệm, chức năng của từng đơn vị trong quá trình thực hiện các thủ tục về đất đai. 


Đ.H

Các tin khác


Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm

(HBĐT) - Ngày 29/7, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc cây trồng vụ mùa - hè thu

(HBĐT) - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) vừa gửi Công văn số 250/TTBVTV-NVCM về việc dự báo tình hình sinh vật gây hại chính vụ mùa, hè thu năm 2022, đề nghị các địa phương và các cơ quan chuyên môn tập trung phòng trừ.

 Chấn chỉnh hoạt động khai thác mỏ đá tại xã Bình Thanh

(HBĐT) - Hiện nay, xã Bình Thanh (Cao Phong) là địa bàn tập trung nhiều điểm mỏ khai thác đá làm vật liệu xây dựng. Thực tế này đặt ra nhiều vấn đề về công tác bảo vệ môi trường. Thời gian vừa qua, nhiều hộ dân trên địa bàn xã, nhất là khu vực các xóm có khai thác đá thường xuyên phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường.

Tăng cường kiểm tra, quản lý bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều

(HBĐT) - Trên toàn tỉnh hiện có 544 hồ chứa thủy lợi các loại, trong đó có 474 hồ chứa thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, ngày 4/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập; 70 hồ chứa không thuộc phân loại hồ tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP. Trong 474 đập, hồ chứa nước cần thực hiện các quy định về an toàn đập có 49 hồ lớn, 151 hồ, đập loại vừa, 274 hồ, đập loại nhỏ. Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi đang quản lý 203 hồ chứa lớn và vừa; số còn lại được phân cấp cho cấp huyện quản lý, trực tiếp là các HTX, tổ hợp tác và UBND các xã vận hành khai thác.

Thời tiết ngày 29/7: Bắc Bộ có mưa dông vào chiều tối, Trung Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều tối ngày 29/7 đến ngày 1/8, ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-200mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt. Khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục