(HBĐT) - Để ổn định cuộc sống những hộ chịu ảnh hưởng của thiên tai, nhất là tình trạng ngập úng và sạt lở đất, những năm qua, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã di dời được trên 20 hộ về nơi ở mới an toàn.


 

Những hộ dân ở khu tái định cư xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc)gặp khó khăn do chưa có đường điện và nước sinh hoạt.

Kể từ đợt mưa lũ lịch sử tháng 10/2017, trên địa bàn xã Nhân Mỹ có một số hộ dân thuộc diện phải di dời cấp bách do tình trạng sạt lở đất. Bên cạnh đó, có những hộ ở ven suối cũng thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa lũ, cần được di dời đến nơi ở an toàn. Đồng chí Bùi Văn Thìn, Chủ tịch UBND xã Nhân Mỹ cho biết: Chủ trương di dân tái định cư (TĐC) có từ năm 2017, sau đợt mưa lũ lịch sử gây tình trạng sạt lở đất nghiêm trọng. Xã có 2 khu TĐC, hiện có 21 hộ đã di dời đến, ổn định chỗ ở. Trong đó, khu TĐC xóm Ào U được xây dựng với quy mô được 35 hộ dân. Mặc dù hạ tầng của khu TĐC chưa hoàn thiện nhưng trước thực tế cần di dời cấp bách, xã đã di dời 5 hộ về khu TĐC này.

Khu TĐC xóm Ào U cách tỉnh lộ 436 chỉ vài chục mét, gần nhà văn hóa xóm. Mỗi hộ dân đến nơi ở mới được bố trí diện tích đất rộng 8m, sâu hơn 20m. Vị trí TĐC được san lấp bằng phẳng, các hộ dân chuyển đến đã dần ổn định cuộc sống. Gia đình bà Bùi Thị Dụng trước đây luôn nơm nớp nỗi lo ngập úng trong mùa mưa lũ, do căn nhà sàn cũ nằm ngay cạnh suối. Cùng với đó, mảnh đất gia đình trước đây sinh sống nằm sâu trong xóm, không có lối vào. Gia đình bà Dụng thuộc diện hộ nghèo, hoàn cảnh khá éo le khi một người con bị khuyết tật, chồng bà Dụng thường xuyên đau ốm. Trước hoàn cảnh đó, UBND xã Nhân Mỹ đã đưa vào diện di dời đến khu TĐC. Căn nhà mới được xây dựng từ sự hỗ trợ của Nhà nước và nguồn xã hội hóa được hoàn thiện năm 2020.

Nơi ở mới đã an toàn, tuy vậy, đời sống của gia đình bà Dụng và các hộ khác ở khu TĐC vẫn còn nhiều khó khăn do chưa được đầu tư đường dây điện và nước phục vụ sinh hoạt. Bà Dụng chia sẻ: "Nhờ sự quan tâm của chính quyền các cấp, gia đình tôi đã được chuyển đến nơi ở mới an toàn, không còn lo ngập lụt nữa. Nhưng hiện gia đình chưa có điện và nước để sử dụng, phải đi lấy nhờ của họ hàng. Rất mong trong thời gian tới tiếp tục được sự quan tâm của các cấp, các ngành để đời sống chúng tôi ổn định hơn”. Đó cũng là mong muốn của nhiều hộ ở khu TĐC này. Qua trao đổi với lãnh đạo UBND xã Nhân Mỹ được biết, đến nay, xã đã cơ bản bố trí chỗ ở cho các hộ dân nằm trong vùng bị sạt lở đất, ngập úng. Tuy nhiên, hiện một số hộ trong diện có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi tìnhtrạng đá lở, đá lăn, nhất là ở xóm Trăng Tà.

Gia đình bà Bùi Thị Kiểm, xóm Trăng Tà là hộ có nguy cơ cao nhất về tình trạng đá lở, đá lăn. Theo bà Kiểm, trước đây đã nhiều lần đá lăn vào khu vực chuồng lợn của gia đình. Lo lắng về nguy cơ mất an toàn, gia đình bà Kiểm trồng nhiều tre, luồng và một số loại cây trồng khác phía sườn núi sau nhà để ngăn chặn tình trạng đá lăn vào mùa mưa. Tuy nhiên, gia đình rất lo lắng bởi ở trên sườn núi có một tảng đá lớn đang bị nứt làm đôi, có thể lăn xuống khu vực của gia đình bất cứ lúc nào. "Đó là một tảng đá rất to, trước đây chỉ nứt nhỏ, chúng tôi đi rừng vẫn bước qua được. Nhưng vết nứt ngày càng rộng hơn, không thể bước qua được nữa. Gia đình rất lo lắng, cứ mưa xuống là đóng cửa nhà và sang ở nhờ hàng xóm. Rất mong các cấp chính quyền quan tâm, tạo điều kiện cho gia đình được di dời về khu TĐC để đảm bảo an toàn, yên tâm sinh sống” - bà Kiểm bày tỏ.

Đồng chí Bùi Văn Thìn, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã tiếp tục rà soát các hộ có nguy cơ ảnh hưởng bởi thiên tai trong mùa mưa lũ. Tuyên truyền, vận động các hộ trong diện nguy cơ cao về đá lở, đá lăn di dời về nơi ở an toàn. Cũng như đề xuất, kiến nghị lên ngành chức năng quan tâm đầu tư đường điện, nước sinh hoạt để bà con ở khu TĐC ổn định cuộc sống.


Viết Đào


Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục