(HBĐT) - Ngày 13/6, UBND tỉnh có Quyết định số 1259/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) ngành NN&PTNT tỉnh Hòa Bình đến năm 2030.


Hợp tác xã 3TFarm (Cao Phong) ứng dụng hệ thống máy móc hiện đại trong sục rửa cam quả trước đi đưa ra thị trường.

UBND tỉnh đề ra mục tiêu: Nâng cao đóng góp của KHCN&ĐMST vào tăng trưởng kinh tế nông nghiệp thông qua các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KHCN của các tổ chức KH&CN công lập và khu vực tư nhân. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng ngành nông nghiệp ở mức trên 50%. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (VietGAP) hoặc tương đương trở lên đạt trên 40%. Tỷ lệ kết quả các nhiệm vụ KH&CN có sản phẩm là giống, vật tư đầu vào, quy trình công nghệ, thiết bị, tiến bộ kỹ thuật..., được ứng dụng vào thực tiễn đạt trên 90% vào năm 2025 và đạt trên 95% năm 2030. Có ít nhất 60% kết quả nghiên cứu được công nhận tiến bộ kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất; trong đó khoảng 15% kết quả nghiên cứu được đăng ký bản quyền sáng tạo, sở hữu trí tuệ. Hỗ trợ xây dựng và phát triển được ít nhất 3-5 doanh nghiệp (DN) nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có sự hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; xây dựng và phát triển 1-2 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ DN có hoạt động ĐMST chiếm 60% vào năm 2025 và chiếm 85% vào năm 2030.

Theo đó, UBND tỉnh đề ra 6 nhiệm vụ gồm: Đổi mới cơ chế và hình thành các thể chế thúc đẩy KHCN&ĐMST của ngành; phát triển tiềm lực KH&CN; nhiệm vụ trọng tâm phát triển KHCN&ĐMST theo các ngành, lĩnh vực (về trồng trọt; bảo vệ thực vật; chăn nuôi, thú y; thuỷ sản; lâm nghiệp; thuỷ lợi và phòng chống thiên tai; cơ điện, công nghệ sau thu hoạch; kinh tế, chính sách); triển khai một số Chương trình trọng điểm KHCN&ĐMST ngành nông nghiệp; hoạt động ĐMST trong nông nghiệp; phát triển thị trường KH&CN ngành NN&PTNT.

Để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, ngoài các giải pháp trọng tâm về truyền thông, đổi mới tư duy trong phát triển KHCN&ĐMST, cũng như tăng cường đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực KH&CN, UBND tỉnh chú trọng giải pháp về huy động nguồn lực cho phát triển KH&CN. Trong đó, tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho KHCN&ĐMST, có cơ chế kinh tế, tài chính khuyến khích DN đầu tư, tham gia mạnh hơn vào hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ. Huy động và phát huy tối đa các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, nguồn đầu tư từ DN, khu vực tư nhân, cộng đồng và nguồn vốn nước ngoài cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, ĐMST, khởi nghiệp, chuyển giao phục vụ phát triển ngành nông nghiệp. Thí điểm thực hiện cơ chế hợp tác công - tư để huy động nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân trong và ngoài nước trong hoạt động KH&CN.

Hỗ trợ, tạo điều kiện để các DN, các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ và chuyển giao công nghệ mới, mua công nghệ trong nước hoặc nước ngoài để phục vụ sản xuất NN&PTNT. Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ sử dụng kết quả nghiên cứu, thúc đẩy liên kết chặt chẽ giữa các DN và tổ chức KH&CN (theo Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 27/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030).

Kinh phí thực hiện Kế hoạch phát triển KHCN&ĐMST ngành NN&PTNT được đảm bảo từ các nguồn: Ngân sách nhà nước cấp để thực hiện kế hoạch; vốn của các tổ chức, DN tham gia thực hiện kế hoạch; tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. 


P.V (TH)

Các tin khác


Xóm Khú “khát” nước sinh hoạt

(HBĐT) - Mới bước vào mùa nắng nóng nhưng nguồn nước từ mó nước trên cao tại xóm Khú, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) đã dần cạn kiệt. Thời tiết khô hạn kéo dài dẫn đến tính trạng "khát” nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của Nhân dân trên địa bàn.

Nâng cao kỹ năng truyền thông về quản lý rừng bền vững

(HBĐT) - Ngày 12/6, tại TP Đà Nẵng, Ban quản lý Dự án Quản lý bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) tỉnh Hòa Bình phối hợp với Ban quản lý Dự án VFBC Trung ương và đơn vị thực hiện Dự án (DAI) tổ chức Khóa tập huấn kỹ năng truyền thông cho thành viên mạng lưới truyền thông thuộc Dự án VFBC tại các tỉnh: Hòa Bình, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Nam. Tham gia lớp tập huấn có 80 đại biểu là thành viên trong mạng lưới đến từ các đơn vị: kiểm lâm, chủ rừng, doanh nghiệp, trưởng thôn, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, phóng viên của 7 tỉnh và một số cơ quan khác.

Giải quyết các vấn đề về môi trường để phát triển bền vững

(HBĐT) - Phát triển kinh tế hài hoà với bảo vệ môi trường (BVMT), không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế; quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, BVMT, phát triển kinh tế bền vững là quan điểm nhất quán và xuyên suốt trong định hướng của các ngành, lĩnh vực cũng như định hướng phát triển của tỉnh.

Dân "khát" bên công trình nước sạch tiền tỷ bỏ hoang

(HBĐT) - Sau sự cố bị cháy máy bơm năm 2016, công trình nước sạch được đầu tư hơn 3 tỷ đồng, phục vụ cho hơn 500 hộ dân ở xã Gia Mô (Tân Lạc) rơi vào cảnh "đắp chiếu”. Từ đó đến nay, người dân, báo chí đã không ít lần phản ánh nhưng công trình chưa được duy tu, sửa chữa. Trong khi đó, hàng trăm hộ dân ở xã vùng sâu này đang phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo.   

Ứng dụng học tập chuyển đổi số và ký kết biên bản ghi nhớ giữa Tỉnh Đoàn và Viettel Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 7/6, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn phối hợp với chi nhánh Viettel Hòa Bình tổ chức hội nghị giới thiệu ứng dụng học tập về chuyển đổi số và ký kết biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số, các dịch vụ viễn thông, bưu chính, kỹ thuật, xây dựng hạ tầng giai đoạn 2023-2028 giữa Tỉnh Đoàn và Viettel Hòa Bình. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ đầu cầu cấp tỉnh với các Huyện Đoàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục