(HBĐT) - Chờ mưa tạnh, nhà ông Nguyễn Quang Nẵm, xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) chỉ cho tôi phía đồi sau nhà bị sạt lở. Ông Nẵm cho biết: Mấy năm trước mưa nhiều, đất đồi lở đến tận khu bếp, chuồng lợn của gia đình tôi. Những trận mưa to có nguy cơ sạt lở, gia đình tôi phải di dời đến nơi an toàn. Tuy các cơ quan chức năng đã đào rãnh nước phía trên đồi và phủ bạt diện tích sạt để nước không chảy trực tiếp vào chỗ đã sạt, nhưng giờ bạt đã mục nát, nguy cơ nước mưa ngấm vào đất chảy sạt xuống chân đồi. Thời gian trước, gia đình tôi được thông báo là 1 trong 2 hộ nằm ở vùng nguy hiểm có thể phải di dời để hạ tải. Song đến nay vẫn chưa triển khai, mỗi khi mưa to gia đình tôi lại chủ động di dời.



Khu vực đồi Lủ Thao, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) được cảnh báo nguy cơ sạt lở cao, gây nguy hiểm.

Chị Hoàng Bích Diệp ở xóm Rổng Vòng cho biết: Ngay phía sau nhà tôi cũng có quả đồi nguy cơ sạt lở. Mấy năm trước mưa nhiều, một mảng đồi đã sạt xuống gần nhà. Gần đây không bị sạt nữa nhưng khi nào trời mưa to, kéo dài là gia đình chuẩn bị tinh thần phải di dời.

Xóm Rổng Vòng có 145 hộ, trên 600 nhân khẩu, nằm dưới chân đồi Lủ Thao, diện tích trên 20 ha được quy hoạch là đất trồng rừng sản xuất. Đồi Lủ Thao nền đất yếu, độ phong hóa thảm thực vật cao, dễ bị sạt lở khi có lượng mưa lớn. Đỉnh đồi cao trên 200 m so với khu dân cư. Từ năm 2015, khu đồi Lủ Thao xuất hiện vết nứt dài khoảng 30m, rộng 0,3 - 0,5m ở độ cao khoảng 50 - 60m so với khu dân cư. Trước thực trạng đó, huyện Lương Sơn đã xây dựng kè chống sạt lở. Tuy nhiên do thiếu kinh phí nên dự án đầu tư được phần chân đồi.

Mùa mưa bão năm 2020, do mưa lớn kéo dài, tại đồi Lủ Thao xuất hiện điểm xung yếu với những rãnh sụt trượt dài khoảng 200 m, độ rộng của rãnh sụt từ 30 - 70 cm, bề rộng khu vực có các rãnh sụt khoảng 50 - 60 m, nguy cơ sạt lở rất lớn, đe dọa an toàn tính mạng, nhà ở của các hộ sinh sống dưới chân đồi. Mùa mưa bão năm 2021, UBND huyện quyết định 5 đợt sơ tán khẩn cấp, mỗi đợt 41 hộ với 191 nhân khẩu ra khỏi khu vực nguy cơ sạt lở. Ngày 8/9/2022, UBND huyện tiếp tục sơ tán khẩn cấp 41 hộ, 191 nhân khẩu ra khỏi vùng nguy hiểm.

Ngày 14/3/2022, UBND tỉnh đồng ý giao Công ty CP Unik Xanh thực hiện dự án phòng, chống sạt lở và bảo vệ an toàn dân sinh sống tại đồi Lủ Thao, bổ sung hạng mục xây dựng đường giao thông kết hợp kè đá (sau khi di dời 7 hộ tiếp giáp khu vực sạt lở) để tạo hành lang ngăn cách các hộ dân, dự phòng kỹ thuật lâu dài nếu xảy ra sạt lở… Tổng mức đầu tư dự án bao gồm cả hạng mục bổ sung khoảng 30 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có của công ty. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 - 2023; diện tích sử dụng đất khoảng 4,5 ha…

Đồng chí Lê Xuân Cường, Chủ tịch UBND xã Lâm Sơn cho biết: Hiện nay, khu đồi Lủ Thao đã được đào rãnh dẫn nước từ đỉnh đồi xuống điểm an toàn hơn. Khu vực sạt lở trước đây đã được phủ bạt để tránh nước mưa ngấm vào đất gây sạt lở. Phương án phòng chống lũ bão ở xóm Rổng Vòng với phương châm 4 tại chỗ. Hàng năm, xã kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để chỉ đạo, điều hành. Theo đó giao trách nhiệm cho bí thư chi bộ, trưởng xóm có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động lực lượng theo thẩm quyền để ứng phó thiên tai; huy động nguồn lực tại chỗ ứng phó khi có thiên tai xảy ra; sơ tán, hướng dẫn người dân sơ tán nhằm đảm bảo an toàn. Xã phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó tình trạng khẩn cấp về thiên tai theo quy định của pháp luật. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát, thống kê điểm xung yếu, sẵn sàng huy động khi có yêu cầu. Tổ chức dự trữ hoặc hợp đồng cung ứng chủ động với các cơ sở sản xuất - kinh doanh, vận động các hộ dự trữ trong gia đình lương thực đảm bảo sử dụng tối thiểu trong vòng 15 ngày. Các xóm chuẩn bị vị trí thuận lợi để tiếp nhận các nhu yếu phẩm từ xã, từ đó chủ động cung cấp kịp thời cho các khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng của thiên tai...

         
Việt Lâm

Các tin khác


Thời tiết ngày 27/4: Nắng nóng gay gắt, có nơi trên 41 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 27/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ nhiều khu vực dự báo vượt ngưỡng 41 độ C.

Chủ động giải pháp cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Để đảm bảo vận hành lưới điện ổn định, an toàn trong kỳ nghỉ lễ mừng Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, khắc phục tồn tại, khiếm khuyết trên lưới điện.

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục