Để chủ động phòng chống đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm trong những ngày rét đậm, xã Thành Sơn (Mai Châu) đã sớm xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các ngành, đoàn thể, các xóm tập trung công tác phòng chống đói, rét cho vật nuôi.


Hộ chăn nuôi xóm Nàng, xã Thành Sơn (Mai Châu) chủ động nguồn thức ăn thô, xanh cho vật nuôi 
trong những ngày rét đậm, rét hại.

Theo thống kê, Thành Sơn là xã có đàn gia súc, gia cầm nhiều nhất huyện Mai Châu. Hiện trên địa bàn xã có 241 con trâu, 2.025 con bò và gần 6.000 con gia cầm. Trong thời gian qua, giá rét kéo dài, nhiệt độ xuống thấp, để bảo vệ đàn vật nuôi, xã đã hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trong mùa đông như: quây kín chuồng trại chăn nuôi, không để gió lùa vào chuồng, tuyệt đối không thả rông gia súc vào rừng khi nhiệt độ xuống thấp. 

Ông Khà Văn Chuẩn, xóm Nàng cho biết: "Được cán bộ tập huấn kỹ thuật chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa đông nên 3 năm nay, gia đình tôi không để trâu, bò bị chết rét. Chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôi, gia đình đã chuẩn bị cỏ voi; củi khô, trấu để sưởi cho trâu, bò nếu nhiệt độ xuống thấp. Những ngày rét đậm nhốt gia súc trong chuồng, cho ăn rơm khô, bổ sung thêm cám ngô với nước ấm, cho uống vào mỗi buổi sáng".

Vào mùa Đông, trên địa bàn xã nhiệt độ thường xuống thấp, trời rét đậm ảnh hưởng tới sức đề kháng của vật nuôi, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh. Do vậy, công tác bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi luôn được chính quyền địa phương, ngành nông nghiệp và người chăn nuôi chú trọng, chủ động áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Anh Hà Văn Quang, xóm Hợp Thành cho biết: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi, gia đình tôi dùng bạt quây xung quanh chuồng tránh gió lùa, tăng cường bổ sung nguồn thức ăn dự trữ. Những ngày nhiệt xuống dưới 120C không chăn thả, nuôi nhốt trong chuồng để tránh rét, tăng lượng thức ăn tinh giúp đàn bò luôn  khỏe mạnh".

Thực hiện theo hướng dẫn, bà con áp dụng các biện pháp bảo quản, dự trữ thức ăn thô, xanh, nhất là rơm rạ và cỏ khô; chế biến thức ăn bằng phương pháp ủ chua các phụ phẩm trong nông nghiệp; những ngày rét đậm, rét hại có thể cho ăn tăng lượng thức ăn tinh, bổ sung vitamin C và chất điện giải để tăng sức đề kháng; tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo dinh dưỡng nhằm chống đói, rét và phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi. Bên cạnh đó, thường xuyên quét dọn, vệ sinh, xử lý chất thải; định kỳ phun thuốc sát trùng, tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi, tiêm phòng vắc xin đầy đủ; theo dõi, phát hiện kịp thời gia súc, gia cầm bị bệnh để cách ly, điều trị, nhất là với các bệnh đường tiêu hoá, hô hấp.

Đồng chí Hà Văn Lơ, Phó Chủ tịch UBND xã Thành Sơn cho biết: Nhằm phòng, chống đói, rét cho gia súc, gia cầm, xã phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn hộ chăn nuôi triển khai các biện pháp ứng phó khi rét đậm, rét hại xảy ra, như: chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc trong thời điểm mưa, rét; nuôi nhốt trâu, bò tại chuồng, không chăn thả khi nhiệt độ xuống dưới 120C; giữ khô nền chuồng, che chắn tránh gió lùa, tạo nguồn nhiệt sưởi ấm cho đàn vật nuôi. Đồng thời chú trọng tiêm phòng, phun khử khuẩn trên 85% diện tích chuồng trại. Nhờ việc tích trữ thức ăn, tiêm phòng đầy đủ, chuồng trại che chắn kín đáo, số lượng vật nuôi bị chết rét giảm dần qua từng năm, dịch bệnh được khống chế.

Với chỉ đạo sát sao của chính quyền cùng sự chủ động của hộ chăn nuôi trong việc phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi, xã Thành Sơn quyết tâm duy trì và phát triển tổng đàn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi do tác động của thời tiết gây ra.                                                                          

Hoàng Anh 
(Thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu)


Các tin khác


Chủ động giải pháp cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Để đảm bảo vận hành lưới điện ổn định, an toàn trong kỳ nghỉ lễ mừng Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, khắc phục tồn tại, khiếm khuyết trên lưới điện.

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục