Với việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong theo dõi diễn biến rừng, cảnh báo cháy rừng..., công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR) trên địa bàn tỉnh thời gian qua có những chuyển biến tích cực.


Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Kim Bôi và tổ quần chúng bảo vệ rừng xã Kim Lập sử dụng phần mềm tra cứu diễn biến rừng. 

Kim Bôi là một trong những huyện có diện tích rừng lớn, với trên 29.800ha, trong đó trên 17 nghìn ha rừng tự nhiên. Là cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn xã Kim Lập, trước đây, mỗi khi đi cơ sở, chị Phùn A Kíu thường phải mang theo khá nhiều dụng cụ hỗ trợ, từ bản đồ, máy định vị, la bàn... nhưng hiện nay, mọi thứ đều đã được tích hợp trong máy tính bảng và điện thoại thông minh. Có phần mềm theo dõi, ở bất cứ vị trí nào chị Kíu cũng có thể nắm rõ diễn biến rừng địa bàn phụ trách và cập nhật thông tin một cách nhanh nhất vị trí, cấp độ nguy cơ cháy rừng tại địa bàn. Chị Kíu cho biết: Hiện nay, lực lượng kiểm lâm huyện Kim Bôi đang sử dụng máy định vị GPS cầm tay, phần mềm theo dõi diễn biến rừng FRMS Mobile, phần mềm Mapinfo, QGIS tích hợp vào máy tính bảng và điện thoại thông minh để ghi nhận tọa độ các điểm xảy ra hành vi xâm phạm rừng như phá rừng, cháy rừng... đã hỗ trợ rất nhiều cho lực lượng kiểm lâm địa bàn trong quá trình tuần tra, kiểm tra rừng được thuận lợi, giúp tra cứu thông tin nhanh nhất liên quan đến vị trí từng lô, khoảnh, tiểu khu, trạng thái rừng để kịp thời xử lý khi có các hoạt động xâm phạm rừng. 

Không chỉ sử dụng thành thạo các phần mềm theo dõi diễn biến rừng, lực lượng kiểm lâm địa bàn thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Kim Bôi còn thành lập các nhóm zalo thành viên tổ tuần tra BVR cơ sở để kịp thời thông tin biến động về rừng, cảnh báo nguy cơ cháy rừng tại địa bàn phụ trách. Đồng chí Nguyễn Văn Thìn, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kim Bôi cho biết: Mỗi cán bộ kiểm lâm địa bàn phải phụ trách 2 xã, tính trung bình mỗi kiểm lâm địa bàn phụ trách theo dõi gần 4.500ha rừng. Nếu không có các thiết bị công nghệ để theo dõi diễn biến rừng, lực lượng kiểm lâm khó phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về BVR. Với việc ứng dụng công nghệ, cán bộ kiểm lâm có thể truy cập thường xuyên về theo dõi diễn biến rừng từ ảnh vệ tinh cung cấp. Có nguồn thông tin tham khảo này, cán bộ kiểm lâm xây dựng phương án kiểm tra, đo đạc vị trí cụ thể tại thực địa nhanh, thuận lợi, chính xác. Trước khi đến hiện trường, lực lượng kiểm lâm   truy cập các phần mềm, nắm bắt thông tin   về vị trí, diện tích biến động hiển thị trên   màn hình rất tiện lợi. Hạt Kiểm lâm huyện cũng đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng CNTT nhằm phát hiện sớm cháy rừng, biến động tăng/giảm rừng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Hiện nay, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đang áp dụng các ứng dụng chuyên ngành như: phần mềm theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android với các tính năng đo đạc, hỗ trợ kiểm tra thực địa áp dụng cho lĩnh vực lâm nghiệp; hệ thống thông tin địa lý và máy định vị GPS sử dụng trong cập nhật diễn biến rừng... để quản lý, BVR. Đồng chí Trần Văn Cường, Phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, BVR, hàng năm, chi cục ban hành kế hoạch chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ công tác; tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Sở NN&PTNT ban hành các văn bản nhằm chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng; triển khai các biện pháp thực hiện tốt công tác quản lý, BVR, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và quản lý lâm sản. Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các điểm, vùng có nguy cơ về phá rừng, cháy rừng và buôn bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; nắm bắt thông tin, phát hiện, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

Bên cạnh đó, Chi cục chú trọng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc giao kiểm lâm địa bàn bám sát cơ sở, đôn đốc, hướng dẫn chủ rừng theo dõi diễn biến rừng; kiểm tra xác minh, cập nhật thay đổi về diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn vào phần mềm FRMS theo quy định. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để bộ phận chuyên môn cập nhật diễn biến rừng hàng năm, xác định vị trí, tọa độ, diện tích các vụ cháy, từ đó giúp đơn vị nắm rõ khu vực thường xuyên xảy ra vi phạm về BVR, vị trí hay xảy ra cháy để đưa ra giải pháp kịp thời, nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, BVR. 

Từ việc ứng dụng mạnh mẽ CNTT, giúp kiểm lâm thuận lợi hơn trong việc bám nắm địa bàn, những năm gần đây, công tác quản lý, BVR có sự chuyển biến tích cực. Năm 2023, trên địa bàn tỉnh không có điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển lâm sản trái phép, an ninh rừng được giữ vững, tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định trên 51,5%. Công tác phát triển rừng được chú trọng, trong năm, diện tích trồng rừng tập trung đạt 8.166,06/5.530 ha (đạt 147,67% kế hoạch); trồng 942.220/906.200 cây phân tán (đạt 104% kế hoạch).

Phương Linh

Các tin khác


Thời tiết ngày 10/1: Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi rét đậm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 10/1, trên đất liền, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ và phía Tây Bắc Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 2 - 3; vùng ven biển cấp 3.

Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2024

Ngày 9/1, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Dự hội nghị có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Huyện Kim Bôi quan tâm phòng, chống đói, rét cho gia súc

Chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết mùa Đông, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi, huyện Kim Bôi đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm, nhất là thời điểm rét đậm, rét hại kéo dài, bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững.

Thời tiết ngày 9/1: Bắc Bộ nắng ấm trước khi chuyển rét vào ngày mai

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 9/1, hiện nay bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng gần sáng ngày 10/1, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bắc Bộ; sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Trung Bộ và phía Tây Bắc Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh lên cấp 2-3; vùng ven biển cấp 3.

Dự án VFBC góp phần quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học

Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ được triển khai từ năm 2021 - 2026 trên địa bàn 7 tỉnh, trong đó có tỉnh Hòa Bình. Dự án nhằm thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính từ giảm mất rừng và suy thoái rừng, chuyển đổi rừng tự nhiên, tăng khả năng hấp thụ carbon thông qua quản lý hiệu quả hơn rừng trồng; nâng cao chất lượng, tính đa dạng và năng suất của rừng tự nhiên và rừng sản xuất. Qua triển khai dự án đã góp phần quản lý bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học cho những "lá phổi xanh” trên địa bàn tỉnh.

Xã Thành Sơn phòng, chống đói, rét bảo vệ sản xuất

Để chủ động phòng chống đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm trong những ngày rét đậm, xã Thành Sơn (Mai Châu) đã sớm xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các ngành, đoàn thể, các xóm tập trung công tác phòng chống đói, rét cho vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục