Ngày 20/6, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tham dự có các chuyên gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các tập đoàn khai thác khoáng sản, Trường Đại học Mỏ - Địa chất; lãnh đạo các ban, ngành liên quan, các huyện, thành phố, các xã có cơ sở khai thác vật liệu xây dựng và gần 100 cơ sở khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn.
Chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng tại hội thảo.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Hòa Bình luôn coi trọng nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Xác định đây là một trong những mục tiêu cơ bản của phát triển bền vững. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 79 giấy phép khai thác đá đang còn hiệu lực. Tổng trữ lượng đã cấp theo giấy phép trên 375 triệu m3, tổng công suất khai thác trên 13 triệu m3, tập trung chủ yếu tại huyện Lương Sơn (chiếm 62,5% tổng số giấy phép). Toàn tỉnh có 35 cơ sở sản xuất gạch đất sét nung với tổng thiết kế gần 1 triệu viên/năm. Ngoài ra còn một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng không nung tập trung chủ yếu ở huyện Lương Sơn, Lạc Thủy và TP Hòa Bình.
Trong quá trình hoạt động, một số dự án mỏ chưa lập thiết kế khai thác điều chỉnh, khai thác sai thiết kế được thẩm định về chiều cao tầng, sườn tầng gây mất an toàn lao động. Một số mỏ khai thác vượt ranh giới diện tích được cấp phép. Quá trình nghiền sàng, bốc xúc sản phẩm gây tiếng ồn, bụi, khí thải. Một số cơ sở nằm gần khu dân cư, chưa đảm bảo khoảng cách ly môi trường theo quy định. Vẫn còn tình trạng vận chuyển quá khổ, quá tải gây hư hại đường sá. Ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường của một số cơ sở doanh nghiệp chưa cao, như việc vận hành chưa thường xuyên các công trình bảo vệ môi trường, hiệu quả xử lý chưa cao…
Tại hội thảo, các chuyên gia chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm như đầu tư băng tải vận chuyển, giao cho người địa phương phun nước tưới đường… trong quá trình khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng. Qua hội thảo mong muốn các doanh nghiệp, cơ sở khai thác đá áp dụng linh hoạt nhằm đảm bảo môi trường tốt nhất cho người dân địa phương.
Việt Lâm
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 18/6, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình và từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.
Tiêu chí môi trường được xác định là một trong những tiêu chí khó trong xây dựng nông thôn mới. Thời gian qua, với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự đồng thuận của người dân, xã Đa Phúc (Yên Thuỷ) đã đạt tiêu chỉ số 17 về môi trường và được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Theo bản tin của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, ngày 17/6, khu vực tỉnh Hòa Bình có nắng nóng và nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ cao nhất các nơi phổ biến từ 35,9 - 37,9 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 50 - 56%.
Theo kế hoạch, cầu ngầm Sồ thuộc xóm Phượng Sồ, xã Cao Dương (Lương Sơn) được hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 12/2023. Tuy nhiên, đến nay cây cầu này mới chỉ thi công hoàn thành 1 móng trụ. Công trình thi công dang dở gây ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng trăm hộ dân, nhất là khi trời mưa, nước suối dâng cao...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/6, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 37-39 độ C, có nơi trên 40 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/6, chiều tối và đêm ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa phổ biến từ 15-30mm, có nơi trên 60mm.