Theo báo cáo tổng hợp thiệt hại do cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, nhiều khu vực bị mất điện từ chiều và tối 7/9. Cụ thể là các huyện: Đà Bắc, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi; các xã vùng cao của huyện Tân Lạc, vùng Mường Vó huyện Lạc Sơn và một số khu vực khác.
Nhân viên của VNPT Hoà Bình khắc phục sự cố viễn thông trưa 7/9 tại xã Nánh Nghê (Đà Bắc)
Đối với mạng lưới viễn thông của VNPT Hoà Bình, thời điểm 7h ngày 8/9 có 155 trạm phát sóng bị mất điện. VNPT Hoà Bình đã dùng máy phát điện cung cấp cho 85 trạm phát sóng 2G, 3G, 4G. Số thuê bao internet mất liên lạc được hệ thống ghi nhận do đứt dây và mất điện lưới là 1218 thuê bao. Thống kê sơ bộ có 35 cột bê tông treo cáp bị gẫy, đổ; nhiều tuyến cáp bị cây đổ đè lên.
Một số khu vực trong tỉnh còn bị cô lập do nước lũ, sạt lở, giao thông bị ách tắc, công tác ứng cứu sự cố, bổ sung nhiên liệu dự phòng cho trạm phát sóng khó khăn. Do đó, thời gian tới, nếu không tiếp cận kịp thời thì số trạm phát sóng mất liên lạc có thể tăng lên khi hết nhiên liệu và nguồn điện DC dự phòng.
Đối với mạng viễn thông Viettel, thời điểm 21h ngày 7/9 có 6 sự cố về truyền dẫn, mất điện tại 140/383 vị trí. Các đơn vị đã cho chạy máy phát điện ở 71 trạm/140 trạm (50%). Có 118 tủ, 74 vị trí trạm bị sự cố gián đoạn thông tin do mất điện. Sự cố liên quan tới dịch vụ internet cố định do đứt cáp 2 tuyến GPON ảnh hưởng 248 khách hàng; sự cố gián đoạn thông tin do đứt cáp cáp truyền dẫn ở 18 trạm.
Đối với mạng viễn thông Mobiphone có 64 trạm mất liên lạc đêm 7/9; đứt cáp quang 6 tuyến, phải thay 2 km cáp quang mới. Đến 10h30' sáng 8/9 còn 40 trạm mất liên lạc, 2 trạm bị cô lập do nước lũ. Các trạm mất liên lạc tập trung ở các huyện: Lương sơn 12 trạm, Đà Bắc 3 trạm, Kim Bôi 8 trạm, Lạc Thủy 6 trạm, Mai Châu 3 trạm, Lạc Sơn 2 trạm và thành phố Hòa Bình 1 trạm.
Bưu điện tỉnh không có thiệt hại, các đường thư vẫn được đảm bảo thông suốt.
H.T
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 108,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển vịnh Bắc Bộ; cách Móng Cái (Quảng Ninh) cách khoảng 180 km về phía Đông Nam, cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 220 km về phía Đông Đông Nam.
Nhận định tỉnh Hòa Bình nằm trong khu vực được dự báo có mưa lớn xảy ra do ảnh hưởng của cơn bão số 3, để giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt, úng gây ra đối với sản xuất nông nghiệp, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố; các Công ty TNHH MTV: Khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình, Cao Phong, 2/9 tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm Công điện số 21/CĐ-UBND, ngày 05/9/2024 của UBND tỉnh về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Công văn số 103/SNN-TL, ngày 04/9/2024 của Sở NN&PTNT về việc đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đề phòng ngập lụt, úng do ảnh hưởng của cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã cảnh báo mưa lớn kèm dông sét khu vực Hà Nội. Cụ thể, qua theo dõi trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị sét và ảnh ra đa thời tiết cho thấy mây đối lưu bắt đầu hình thành trên khu vực tỉnh Bắc Ninh. Ổ mây này có xu hướng di chuyển về phía Tây Nam và mở rộng sang khu vực nội thành Hà Nội.
Các đợt mưa lớn liên tiếp diễn ra trong tháng 7, 8 vừa qua trên địa bàn xã Quý Hòa (Lạc Sơn) đã làm hư hỏng nhiều tài sản, hoa màu, thiệt hại ước tính hơn 1 tỷ đồng. Hiện địa phương tập trung thực hiện hiệu quả phương châm "4 tại chỗ” để khắc phục hậu quả thiên tai, từng bước khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 5/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 550 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183 km/giờ), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10 km/giờ.
Vào 20 giờ ngày 4/9, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình mở 1 cửa xả đáy theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.