Các đợt mưa lớn liên tiếp diễn ra trong tháng 7, 8 vừa qua trên địa bàn xã Quý Hòa (Lạc Sơn) đã làm hư hỏng nhiều tài sản, hoa màu, thiệt hại ước tính hơn 1 tỷ đồng. Hiện địa phương tập trung thực hiện hiệu quả phương châm "4 tại chỗ” để khắc phục hậu quả thiên tai, từng bước khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.


Khu vực sạt lở tại xã Quý Hòa (Lạc Sơn) tiềm ẩn nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông. 

Khảo sát tại các điểm sạt lở trên tuyến đường đi xóm Thung, đất, đá vẫn nằm chỏng chơ. Nước từ trên đồi cao chảy xối xả xuống đường gây xói mòn. Đây là tuyến đường độc đạo dẫn lên các xóm Thung 1, Thung 2 có hơn 200 hộ sinh sống với hàng trăm lượt người và phương tiện qua lại mỗi ngày. Mặc dù đã có tuyến đường tránh, tuy nhiên do địa hình hiểm trở nên các phương tiện phải rất vất vả mới có thể lưu thông. Chị Bùi Thị Quê, người dân xóm Thung 1 trăn trở: "Mặc dù thời tiết nắng ráo nhưng nước từ trên đồi cao chảy xuống khiến tuyến đường lúc nào cũng lầy lội. Chị em tay lái yếu nên khi đi qua khu vực này rất nguy hiểm bởi một bên là núi, một bên là vực sâu. Chúng tôi mong muốn chính quyền các cấp quan tâm, hỗ trợ nhân dân xây dựng con đường đáp ứng nguyện vọng của nhân dân".  

Xã Quý Hòa có địa hình đa phần là đồi núi cao hiểm trở, nền đất yếu nên vào mùa mưa tiềm ẩn nguy cơ xảy ra thiên tai. Do diện tích đất bằng phẳng hạn hẹp, toàn xã có 6/12 xóm người dân sinh sống ở khu vực chân đồi. Các xóm Thung 1, Thung 2, Dọi, Thêu, Củ… là những "điểm nóng” thiên tai. Ngoài ra, hệ thống suối dày đặc chia cắt địa bàn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét…

Theo thống kê của UBND xã, tính đến nay, các đợt mưa lớn trên địa bàn đã làm ngập úng gần 0,7ha lúa, hoa màu; cuốn trôi 5 con trâu, bò; 2 hộ bị sạt lở vùi lấp nhà cửa phải di dời đến nơi ở mới, 2 hộ nằm trong vùng tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao. Các tuyến đường giao thông liên xã, xóm bị sạt lở trên 600m3 đất, đá với chiều dài gần 200m; nguy cơ sạt lở 1 cột đường truyền trung thế tại xóm Thêu; mưa lũ cuốn trôi 1 bai ở xóm Cáo...

Ngay sau khi xảy ra thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (PCTT-TKCN&PTDS) xã huy động các lực lượng thực hiện hiệu quả phương châm "4 tại chỗ”. Nhanh chóng di dời người, tài sản đến nơi an toàn. Huy động nhân lực, máy móc khắc phục tạm thời các tuyến đường giao thông bị tê liệt. Cắm biển, giăng dây cảnh báo, cấm các phương tiện cơ giới qua lại, phân công lực lượng ứng trực để cảnh báo, hướng dẫn và không cho người dân qua lại các ngầm, đoạn sạt lở nghiêm trọng nguy cơ nguy hiểm. Tổ chức lực lượng và người dân hỗ trợ tìm kiếm, trục vớt trâu, bò bị cuốn trôi bàn giao cho gia đình. Bên cạnh đó, Ban chỉ huy PCTT-TKCN&PTDS xã tiếp tục rà soát các khu vực xung yếu tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao. Xây dựng các phương án để kịp thời ứng phó, phòng ngừa tình huống đột xuất, bất ngờ.

UBND huyện Lạc Sơn đã phối hợp các sở, ngành liên quan kiểm tra, báo cáo tình hình thực tế để UBND tỉnh chỉ đạo phương án khắc phục. Đồng thời chỉ đạo địa phương tiếp tục huy động nhân lực, máy móc túc trực tại địa bàn để kịp thời xử lý các điểm sạt lở, đảm bảo giao thông thông suốt. Tuy nhiên, dự báo trong thời gian tới tiếp tục xảy ra các đợt mưa lớn nên công tác khắc phục hậu quả thiên tai còn gặp rất nhiều khó khăn.

Đồng chí Bùi Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Quý Hòa cho biết: Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ xảy ra thiên tai, cấp ủy, chính quyền địa phương nêu cao cảnh giác, chủ động ứng phó với các tình huống bất ngờ. Thời gian tới, Ban chỉ huy PCTT-TKCN& PTDS xã tiếp tục kiểm tra, rà soát các khu vực xung yếu để xây dựng phương án xử lý. Mong muốn cấp trên quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí để tu sửa, nâng cấp các tuyến  đường giao thông bị hư hỏng do thiên tai gây ra. Đồng thời hỗ trợ nhân dân nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.


Đức Anh


Các tin khác


Ứng dụng AI vào giáo dục đại học tại Việt Nam

Trong bối cảnh công nghệ phát triển vượt bậc, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả giáo dục. Tại Việt Nam, AI đang được coi là công cụ đắc lực giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trường đại học.

Thời tiết ngày 4/9: Bão số 3 mạnh cấp 11, giật cấp 13 trên khu vực Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 4/9, hồi 4 giờ ngày 4/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 118,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/ giờ), giật cấp 13, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10km/ giờ.

Thời tiết ngày 3/9: Bão Yagi gần Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/9, hồi 1 giờ, vị trí tâm bão Yagi ở vào khoảng 18 độ Vĩ Bắc; 121,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc đảo Ludong (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/ giờ), giật cấp 11, di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, khoảng 20 km/ giờ.

Ánh điện quốc gia thắp sáng bản làng

Những năm qua, hạ tầng lưới điện ở vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư, cải tạo, nâng cấp ngày càng đồng bộ. Nhờ đó chất lượng điện năng được nâng cao, là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo ở các vùng quê trong tỉnh.

Đổi mới, sáng tạo trong hoạt động khoa học - công nghệ

Trong thời đại 4.0, tỉnh Hòa Bình đã và đang từng bước xây dựng hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo trên các lĩnh vực phát triển KT-XH, cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.

Thời tiết ngày 2/9: Nhiều nơi trên cả nước có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 2/9, khu vực phía Đông Bắc Bộ, Thanh Hoá và khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, cục bộ có nơi trên 50 mm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục