Sau thời gian dài lạm dụng phân bón hoá học, một số diện tích cam ở huyện Cao Phong bị còi cọc, giảm năng suất, thậm chí cây bị chết. Để cứu cây cam, nhiều hộ chú trọng sử dụng phân bón hữu cơ. Đây là giải pháp hữu hiệu để phục hồi, phát triển bền vững cây trồng có giá trị kinh tế cao này.


Vườn cam sử dụng phân bón hữu cơ của gia đình chị Đỗ Thị Thái (đứng giữa), xóm Hải Phong, xã Bắc Phong (Cao Phong) phát triển tốt, sai quả. 

Gia đình ông Ứng Văn Quán, xóm Hải Phong, xã Bắc Phong cải tạo vườn tạp chuyển sang trồng cam từ năm 2013. Năm 2017, vườn gồm cam Canh, cam lòng vàng với diện tích 4.000m2 bắt đầu     cho thu hoạch. Vào những năm được mùa, giá bán ổn định, trừ các chi phí, cây cam đem lại thu nhập cho gia đình ông Quán khoảng 150 triệu đồng. Thế nhưng, khoảng 2 năm trở lại đây, mặc dù vườn cam mới được 10 năm tuổi nhưng cây giảm sức sống, giảm năng suất, nhiều cây bị chết. "Hầu như gia đình   sử dụng phân bón hoá học, rồi phun các loại thuốc bảo vệ thực vật rất nhiều. Do đó mà đất chai cứng, cây phát triển kém hẳn. Nhẽ ra cây cam phải từ 15 năm tuổi mới giảm năng suất, phải thay thế”, ông Quán lý giải.

"Lạm dụng phân bón hoá học” là nguyên nhân mà ông Quán và nhiều hộ trồng cam đã ngộ ra. Trong nỗ lực cứu vườn cam của gia đình, cách đây vài tháng, gia đình ông Quán đã sử dụng chế phẩm vi sinh Envi - Bio để ủ phân hữu cơ. Chị Đỗ Thị Thái, con dâu ông Quán chia sẻ: Trước đây, để có phân hoai mục sử dụng bón cho cam thì cần phải ủ vài tháng nên không chủ động được thời gian và nguồn phân bón. Tuy nhiên, khi được hỗ trợ kỹ thuật về ủ phân hữu cơ bằng men vi sinh, gia đình đã chuyển hẳn sang sử dụng phân hoai mục để bón cho cam. Với men vi sinh, chỉ mất 25 ngày là đã có phân hữu cơ để sử dụng. Đến nay, một số cây cam được bón phân hữu cơ đã phục hồi tốt, sai quả. 

Những năm trước, trong nhà chị Thái lúc nào cũng chuẩn bị sẵn hàng tấn phân bón hoá học, nay được thay thế bằng lượng phân bón hữu cơ đã ủ sẵn trong vườn cam. Các loại chất thải từ chăn nuôi, cỏ, rơm được trộn lẫn và ủ bằng men vi sinh. Theo chị Thái, những cây cam phát triển kém, gia đình đã truyền dịch (truyền trực tiếp các loại thuốc bổ cho cây) và bón phân hữu cơ. Đến nay, nhiều cây xanh tốt trở lại, có những cây tưởng chừng không cứu được  nay đã bắt đầu phục hồi. "Sử dụng phân hữu cơ an toàn cho con người, tốt cho đất. Trước đây do lạm dụng thuốc hoá học, rồi phun thuốc nhiều, nên sợ”, chị Thái chia sẻ. 

Ở xóm Tiềng, xã Bắc Phong, gia đình ông Bùi Văn Sâm cũng bắt đầu chú trọng sử dụng phân bón hữu cơ trong trồng trọt. Gia đình ông Sâm nhiều năm duy trì chăn nuôi lợn, gà. Bên cạnh đó còn trồng cam và một số loại cây trồng khác. Theo ông Sâm chia sẻ, chất thải từ chăn nuôi không được xử lý đúng cách còn gây mùi khó chịu, nếu muốn bón cho cây trồng thì phải đợi khoảng nửa năm mới có thể sử dụng được. Tuy nhiên, từ khi gia đình dùng men vi sinh để ủ, chưa đầy một tháng đã có phân hữu cơ để sử dụng. "Ưu điểm khi dùng men vi sinh để ủ phân là phân tơi, hoai mục nhanh và không có mùi. Đặc biệt khi bón cây phát triển rất tốt”, ông Sâm chia sẻ. 

Theo bà Nguyễn Ngọc Ánh, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ kỹ thuật môi trường xanh (Hà Nội) - là đơn vị đang triển khai thí điểm hỗ trợ người dân xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi sinh Envi - Bio để tạo ra phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất, cho biết: Trước khi triển khai dự án, công ty đã lấy mẫu đất ở một số vườn cam của xã Bắc Phong để kiểm tra. Kết quả cho thấy, số lượng vi sinh vật có sẵn trong đất rất thấp nên chất lượng đất xấu. Thực hiện ủ phân hữu cơ sẽ làm tăng hàm lượng các vi sinh vật có ích, hàm lượng chất hữu cơ tương đối cao. Khi bón xuống đất sẽ làm tăng mật độ vi sinh vật có lợi trong đất và làm tơi xốp đất, giúp rễ cây hấp thụ ô xy và phát triển tốt hơn. Do đó, đây là giải pháp tốt để chăm sóc cây cam Cao Phong phát triển bền vững. 


Viết Đào


Các tin khác


Thời tiết ngày 28/10: Bão số 6 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn ở Trung Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/10, do ảnh hưởng của bão số 6 Nam Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế có gió mạnh cấp 7-8, mưa to đến rất to với lượng mưa từ 150-250 mm, cục bộ có nơi trên 400 mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (>100 mm/ 3giờ).

Thời tiết ngày 26/10: Bão số 6 mạnh cấp 11, đổi hướng liên tục khi di chuyển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 26/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 114,3 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách vùng biển Hoàng Sa khoảng 230 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117 km/giờ), giật cấp 14. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20 km/giờ.

Thời tiết ngày 25/10: Bão số 6 mạnh lên, liên tục đổi hướng phức tạp

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 25/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17 độ Vĩ Bắc; 119 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-102 km/giờ), giật cấp 12. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10 km/giờ.

Phụ nữ Yên Thủy chung tay bảo vệ môi trường

Trong những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Yên Thủy đóng góp tích cực vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Các hoạt động của Hội không chỉ giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho hội viên, phụ nữ và nhân dân mà còn góp phần cải thiện diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bão Trà Mi sẽ đi vào Biển Đông với sức gió mạnh nhất cấp 9, giật cấp 11

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão Trà Mi (tên quốc tế là TRAMI) sẽ đi vào Biển Đông trong ngày 24/10 với sức gió mạnh nhất cấp 9, giật cấp 11.

Ngày 24/10, bão TRAMI đổi hướng và đi vào Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão TRAMI có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam và đi vào Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục