Máy gặt đập liên hợp của cơ sở Tư Sang

Máy gặt đập liên hợp của cơ sở Tư Sang

Những thành quả lao động sáng tạo của quần chúng rộng rãi đã được bình chọn và tôn vinh trong cuộc Hội thi sáng tạo kỹ thuật tổ chức ngày 19/1/2010, ở Hà Nội, bởi quỹ VIFOTEC.

Hội thi này, trong 20 năm qua, đã thực sự hấp dẫn, lôi cuốn được mọi tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều giải pháp kỹ thuật có giá trị. Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc năm nay là lần thứ 10.

Đa số những người tham gia Hội thi là những người lao động bình thường. Nhiều tác giả đoạt giải nhất xuất thân từ những người không qua trường lớp đào tạo kỹ thuật nào.

Kết quả Hội thi không chỉ đơn thuần vì lợi ích kinh tế mà còn mang ý nghĩa thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chúng tôi xin giới thiệu hai giải pháp đã đoạt giải trong cuộc thi nhiều ý nghĩa này.

1. Hoàn thiện kỹ thuật máy gặt đập liên hợp

Xuất phát từ nhu cầu thu hoạch nhanh mùa màng của nông dân, cơ sở Tư Sang, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã nghiên cứu, chế tạo thành công máy gặt đập liên hợp (GĐLH). Nhưng trong quá trình sử dụng, một số tính năng của máy chưa được hoàn thiện, gây thất thoát lúa, trục trặc trong quá trình vận hành. Đặc biệt máy hoạt động rất khó khăn khi vận hành trên đồng ruộng nhiều bùn lầy, hay khi gặt lúa đổ.

Trăn trở với suy nghĩ sản phẩm của mình chưa được hoàn thiện khi đến tay người nông dân, anh Nguyễn Hồng Thiện – con trai của ông chủ cơ sở Tư Sang – đã mày mò nghiên cứu và anh đã thành công trong giải pháp “Hoàn thiện kỹ thuật cho máy GĐLH”.

Khảo sát những yêu cầu của người sử dụng, anh Thiện đi đến kết luận, đối với một chiếc máy GĐLH phải có năng suất cao, giảm thất thoát tối đa, máy gặt được lúa đổ ngã, di chuyển trên ruộng bùn lầy, đáp ứng yêu cầu thu hoạch trên đồng ruộng lúa nước ở nước ta.

Anh Thiện đã tiến hành cải tiến máy GĐLH và đã thành công trong việc tăng khả năng chống lún của máy với giải pháp sử dụng bánh xích bằng cao su thay bánh xích bằng sắt trước kia.

Đặc biệt, giàn cào gạt lúa kiểu guồng gạt được cải tiến có thể bốc được những cây lúa bị ngã đổ nghiêng đến 45 độ. Tính năng đặc biệt này giúp giảm việc gặt sót lúa, đồng thời rất hữu dụng trên những ruộng lúa bị mưa gió làm xiêu đổ.

Kết quả là chi phí sản xuất giảm đáng kể từ 5 trăm ngàn đến 1 triệu đồng/ha.

2. Diệt chuột không cần mồi

Mô tả ảnh.
Ông Trần Quang Thiều và mô hình bẫy chuột

Người đoạt giải nhất với “Phương pháp và công cụ diệt loài chuột có hiệu quả bằng bẫy bán nguyệt không cần mồi trên mọi địa hình” là ông Trần Quang Thiều (xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội).

Ông Thiều đã tiến hành chế lại chiếc bẫy bán nguyệt sẵn có với nhiều nhược điểm. Ngoài việc làm lại lò xo, ông Thiều làm bẫy thành hình bầu dục để đỡ lọt chuột nhỏ. Lũ chuột lại không thiết mồi nên ông thay vào đó một miếng nhựa, xốp, to hơn bao diêm (gọi là miếng đối trọng). Khi đặt bẫy, ông đào một hố nhỏ làm sao tạo độ bập bênh với miếng đối trọng. Chuột to, nhỏ chỉ cần va vào miếng đối trọng, tạo ra độ lún là "dính" ngay lập tức…

Ông cũng đã tìm ra 15 cách phát hiện chuột ở ngoài đồng ruộng, trong dân cư, thành phố. Ông đã thành công trong 12 cách đặt bẫy chuột ở mọi địa hình (trên cây, trên dây và dưới nước). Hơn nữa ông còn xác định thời gian nào diệt chuột là hiệu quả nhất. Đặt bẫy ở vị trị nào có tác dụng nhất.

Hàng trăm năm qua, nhân dân đã sử dụng nhiều phương pháp diệt chuột khác nhau như các loại bẫy dân gian, bẫy lồng, mồi, dính, bẫy dập, cò ke… nhưng kết quả không cao, không kiểm soát được xác chuột chết do bả thuốc và mồi, gây ô nhiễm môi trường.

Sử dụng bẫy chuột hình bán nguyệt không cần mồi, kết hợp với các phương pháp diệt chuột hiệu quả sẽ giải quyết triệt để vấn nạn chuột hoành hành.

 

                                                                 Theo VietNamnet

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục