Lô hội - một trong chín vị thuốc có tên hổ.

Lô hội - một trong chín vị thuốc có tên hổ.

Con người từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay, đều chịu ảnh hưởng lớn bởi thực vật, và đã dùng thực vật, động vật để chữa bệnh. Bước vào năm Dần xin giới thiệu chín vị thuốc tên Hổ.

1- Hổ kế (Cicus japonicus) hay còn gọi là Ô rô, Đại kế (thân cỏ). Có vị ngọt, đắng, mát. Dùng chữa bị đánh, ngã chảy máu, chảy máu cam, thổ huyết, tiểu tiện ra máu, chữa tắc sữa. Quân y viện 108 dùng Hổ kế sắc cho bệnh nhân uống chữa phù do bệnh thận, kết quả tốt.

2- Hổ thiệt (Aloe), hay gọi là Lô hội. Vị đắng tính hàn. Có tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, thông tiện, lương can. Chữa trẻ con bị kinh giản, cam tích, táo bón. Chữa sung huyết.

3- Hổ cao (Siegesbeckia orientalis L) còn gọi là Hy thiêm. Vị đắng tính hàn, hơi có độc Tác dụng khử phong thấp, lợi gân, cốt. Chữa tay chân tê dại, lưng mỏi, gối đau, phong thấp. Đắp ngoài chữa rắn cắn, ong đốt, nhọt.

4- Hổ trượng căn (Polygonum cuspidatum sieh Znce) còn gọi là Củ Cốt khí. Dùng chữa tê thấp, bị ngã, giảm đau, giảm độc, chữa bế tắc kinh nguyệt, khó khăn đau đớn, huyết ứ sau khi đẻ, bụng trướng, tiểu tiện khó.

5- Hổ vĩ, hay hổ vĩ mép vàng (Sansevira trifasciata Prain var). Có thể dùng làm thuốc chữa ho, viêm họng, khản tiếng, chữa chảy mủ trong tai (giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tai, ngày nhỏ nhiều lần).

6- Hổ phách (Succinum) cả Tây y và Đông y đều dùng làm thuốc chống co thắt bằng cách xông. Vị ngọt, tính bình có tác dụng an thần, tán ứ huyết, lợi tiểu, chữa tâm thần bất định, hồi hộp, mất ngủ, hay sợ sệt, tiểu tiện ra máu, mụn nhọt lâu lành.

7- Hổ chuối (Ptyas korros), hay còn gọi là rắn ráo. Chữa bệnh thần kinh đau nhức, tê liệt, bán thân bất toại, bị cảm trơn mắt méo mồm.

8- Hổ mang, hổ đất, hổ lửa (Ophiophagus hannah). Vị ngọt, mặn, tính ôn, có độc, vào kinh can. Tác dụng khử phong thấp, định kinh giản, người do huyết hư sinh phong không dùng được. Nọc độc của rắn có tác dụng ức chế tế bào ung thư, chữa tăng huyết áp. Đặc biệt xoa chữa thấp khớp,viêm cơ mang tên Vipratox.

9- Hổ cốt (Panthera tigris L). Vị cay tính ôn, có tác dụng khu phong làm hết đau nhức, mạnh gân cốt, đi lại khó khăn, tay chân co quắp. Dùng trong những bệnh đau xương tê thấp, đi lại khó khăn, đau nhức. Còn dùng trong những bệnh cảm gió, điên cuồng. Những người huyết hư, hỏa thịnh không dùng được. Cao hổ cốt bị đồn thổi lên là chữa được nhiều chứng bệnh. Thực chất, xương hổ cực kỳ hiếm. Có chăng thành phần không đáng kể so với các loại xương động vật khác, trong một mẻ cao nấu

 

                                                                        Theo CAND

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục