Cuối tháng 2 và đầu tháng 3.2010, thị trường sim điện thoại di động của các mạng Viettel, MobiFone đột nhiên rơi vào tình trạng khan hiếm. Chính vì thế, các cửa hàng cũng tranh thủ thời cơ tăng giá bán thêm một chút. Nhưng câu hỏi lớn đặt ra là sự khan hiếm đó thật hay ảo?

Khan hiếm cục bộ

Ngày 3.3, theo tìm hiểu của phóng viên Lao Động thì trong khi các mạng di động như Beeline, Vietnamobile vẫn có lượng sim số dồi dào để đáp ứng cho thị trường; nhưng riêng sim điện thoại di động của các mạng Viettel, MobiFone lại đột nhiên tỏ ra khan hiếm một cách... khác thường.

Qua khảo sát ở các đại lý, một nguyên nhân lớn nhất được các chủ hàng đưa ra là: Lượng sim số còn rất ít, thậm chí là hiện nay không có sim số để nhập về. Chính vì thế, hầu hết các đại lý, cửa hàng đều tăng giá bán thêm trên dưới 10.000 đồng tuỳ loại sim số.

Tìm hiểu kỹ hơn thì được biết, theo chính sách của các nhà mạng, lượng sim số chủ yếu được bán theo hình thức đấu thầu cho một vài đầu mối lớn. Sau đó các đầu mối này sẽ lọc ra các loại sim số đẹp để bán riêng. Số còn lại sẽ được phân phát cho các đại lý. Một nguyên nhân khác được nêu ra là vào thời điểm trước tết, nhu cầu mua sim số để gọi điện thoại trong dịp tết gia tăng mạnh. Vì thế, một lượng sim số lớn đã được bán ra để đáp ứng cho nhu cầu tăng nóng này.

Nhưng nguyên nhân lớn nhất được các nhà mạng giải thích là với những đầu số đã được cấp, các mạng di động đã bán hết cho đại lý và đại lý cũng đã... bán hết cho khách hàng. Trong khi đó, các nhà mạng cũng chưa được cấp thêm đầu số mới. Các nhà mạng cũng cho rằng, với tốc độ phát triển nóng hiện nay, nhu cầu về kho số là rất lớn, trong khi các nhà mạng lại đang phải chờ duyệt cấp thêm các đầu số mới. Thậm chí đã có nhà mạng có ý định đề nghị mở rộng đầu số từ 10 con số lên thành 11 con số. 

Nghịch lý

Với tất cả những nguyên nhân được viện dẫn ra như trên, các nhà mạng và đại lý dường như đang... “hợp thức hoá” một câu chuyện đầy nghịch lý. Một chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông bày tỏ sự nghi ngờ: Với lượng sim số quá nhiều, thậm chí là nhiều đến mức nhiều sim số đã bị coi là... rác thì hiện tượng khan hiếm là quá vô lý và khó chấp nhận. Chỉ cần tính lượng đầu số hiện có của các nhà mạng, con số sim đáp ứng nhu cầu sử dụng đã lên đến hàng trăm triệu rồi. Chính vì thế, chuyên gia này cho rằng đó chỉ là sự khan hiếm ảo.

Từ nghi ngờ này, câu chuyện khan hiếm sim số đã được tìm hiểu và bộc lộ nhiều... góc khuất. Anh N.K - chủ một đại lý sim số - tiết lộ rằng, việc sim số nhiều... như rác trước đây đã không còn. Nhưng đến mức khan hiếm thì vô lý. Trên thực tế, các đại lý đã “găm hàng” đối với những đầu số có 10 chữ số vốn được ưa chuộng hơn các đầu số có 11 chữ số.

Bên cạnh đó, chiêu thức kích hoạt sim nhưng không bán sim mà để lấy tài khoản khuyến mãi, sau một thời gian, đại lý sẽ “bắn” tiền từ tài khoản này vào các sim số đang sử dụng; từ đó biến “tiền ảo” trong tài khoản thành tiền thật cũng là cách để đại lý kiếm chác.

Cuối cùng, một nghi ngờ không phải... không có lý là phải chăng, các nhà mạng lớn đang muốn tạo “sức ép” đối với cơ quan quản lý(?). Bởi lẽ với cách này, nhà mạng sẽ có thể sớm được cấp thêm đầu số mới để rồi lại phung phí... như rác; thay vì phải rà soát lại kho số trên hệ thống, lọc ra những sim số nào đã bị vứt bỏ rồi tái sử dụng.
 
Theo tin cuối ngày của Lao Động, thì sau sự khan hiếm cục bộ, Viettel đã được Bộ TTTT cấp thêm dải số của đầu số 0163 với 4 dải số là 01636, 01637, 01638 và 01639. Như vậy, Viettel sẽ có thêm 4 triệu số trong kho số để phục vụ khách hàng trong những ngày tới.

                                                                                Theo Báo Laodong

Các tin khác


Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục