Kiểm tra tình hình sâu bệnh hại trên cây lúa vụ xuân 2010 tại huyện Lạc Thuỷ
(HBĐT) - Vụ chiêm xuân năm nay do ảnh hưởng thời tiết khô hạn kéo dài đã làm cho diện tích lúa ở các địa phương trong tỉnh bị hạn và các loại sâu bệnh hại trên cây trồng xuất hiện sớm hơn mọi năm. Trong đó phải kể đến bệnh vàng lùn, vàng xoắn lá, vàng sọc đen xuất hiện tại một số huyện, thành phố. Tuy diện tích lúa bị nhiễm bệnh lùn sọc đen chưa nhiều nhưng nguy cơ bùng phát lớn nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Theo báo cáo của Chi cục BVTV tỉnh, đến ngày 23/3/2010 đã có 3 huyện, thành phố được xác định có phản ứng dương tính với virut lùn sọc đen hại lúa là huyện Kỳ Sơn, Cao Phong, thành phố Hoà Bình. Tổng diện tích lúa nhiễm bệnh là 39,18 ha, số diện tích nghi bị nhiễm là 37,13 ha, trong đó diện tích đã phun trừ rầy là 30,2 ha, diện tích nhổ bỏ cây bị bệnh là 47,3 ha và 29,01 ha còn lại cần được phun trừ. Ngoài ra, nhiều địa bàn khác có triệu chứng đặc trưng của bệnh lùn sọc đen và lùn soắn lá là các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thuỷ đã được Chi cục BVTV tỉnh lấy mẫu và gửi đi xét nghiệm. Bộ giống bị nhiễm bệnh lùn sọc đen chủ yếu là các giống: Khang dân, Q5, Nhị ưu 838, BC15 và nếp.
Trước tình hình trên, Chi cục BVTV ttỉnh đã có công văn khẩn gởi tới UBND, Phòng No & PTNT, Trạm BVTV, Trạm KNKN các huyện, thành phố cần triển khai các biện pháp phòng trừ rầy, lùn sọc đen. Đồng thời, đề nghị các địa phương nhanh chóng huy động lực lượng thực hiện tổng kiểm tra đồng ruộng để phát hiện những triệu chứng bất thường trên cây lúa, cây ngô và báo cáo định kỳ về tình hình dịch bệnh (cả diện tích bệnh đã có kết luận và diện tích bệnh có triệu chứng nghi ngờ), các chủ trương biện pháp và kết quả xử lý đồng ruộng về Chi cục BVTV tỉnh vào thứ 2 và thứ 5 hàng tuần.
Ông Nguyến Hồng Yến, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh cho biết: Đây là bệnh do virut gây ra và rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ là môi giới truyền bệnh. Giai đoạn mẫn cảm nhất là từ mạ đến cuối kỳ lúa làm đòng. Cây bị nhiễm bệnh thấp lùn, lá xanh đậm, chóp bị xoắn vặn, không trỗ bông hoặc bị nghẹn đòng, có các nốt màu trắng chạy dọc gân của lá, phiến lá, lóng thân các nốt phồng lúc đầu có mầu trắng, sau chuyển sang mầu nâu, đen. Đặc biệt, bệnh còn lây truyền trên ngô với tác hại tương tự, nguy hiểm hơn chúng có năng di chuyển rất xa và chúng liên tục lưu truyền nguồn bệnh trên đồng ruộng. Hiện tại bệnh lùn sọc đen chưa có thuốc đặc hiệu để phòng trừ, vì vậy biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay là tiêu huỷ triệt để nguồn bệnh tồn tại trên đồng ruộng, đồng thời phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy để có biện pháp xử lý kịp thời. Mới đây Chi cục BVTV tỉnh đã trang bị cho 11 huyện, thành phố mỗi đơn vị 1 chiếc đèn bẫy rầy và đặt tại những vùng lúa trọng điểm, hàng ngày bật đèn từ 7 – 9 giờ tối, vào đầu vụ thì thắp cả đêm đón rầy cư trú để theo dõi sự di trú và trưởng thành của các loại rầy. Ngoài ra, Chi cục BVTV tỉnh còn tiến hành khảo nghiệm, trình diễn giống lúa kháng rầy tại 3 huyện Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ và Kim Bôi là những huyện thường xuyên bị rầy hại mạnh trong những năm qua. Nếu thành công đây sẽ là giống đưa vào sử rụng rộng rãi ở các vụ nhằm hạn chế thấp nhất mức độ ảnh hưởng của tập đoàn rầy.
Dự báo từ ngày 16/3 – 15/4 trên cây lúa sẽ xuất hiện các loại sâu bệnh hại như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen và tập đoàn rầy (rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ), sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân bướm 2 chấm, bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn, bệnh vàng lá sinh lý do thiếu vi chất, chuột, bọ xít xanh, bọ xít đen hại rải rác, cục bộ từng ruộng… Trong đó đáng chú ý là bệnh lùn sọc đen tiếp tục xuất hiện tăng nhanh trên các trà lúa và rầy cám lứa 2 nở rộ từ 25/3, mật độ và diện phân bố tăng trên trà sớm và chính vụ, giống nhiễm. Đây cũng là lứa rầy truyền bệnh virut nguy hiểm nhất cho diện tích lúa chiêm xuân của tỉnh. Để chủ động phòng trừ sâu bệnh hại có hiệu quả và hạn chế tới mức thấp nhất khả năng gây hại của bệnh, Chi cục BVTV tỉnh đề nghị các địa phương cần tiếp tục kiểm tra và xử lý bệnh virut hại. Đối với những ruộng đã có xác minh kết luận là bệnh do virut, đây đều là những điểm thường xuyên cháy rầy trong những vụ trước trong 10 ngày tới mật độ rầy sẽ tăng nhanh và bắt đầu trích hút, lan truyền bệnh sang các cây lúa khoẻ, vì vậy cần sử dụng thuốc trừ rầy phun bao vây theo từng cánh đồng, phun thuốc trước khi rầy sang tuổi lúa 3. Chỉ sử dụng các loại thuốc đã được khuyến cáo sử dụng trong giai đoạn đầu của cây lúa như: Butyl 10WP, Butyl 400SC, Bacide 50 EC, Applaud-Bá 27BTN, Hopkill 50ND, Midan 10WP, Amira 25WG… để phun trừ, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì, thực hiện phun thuốc theo đúng nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ, đúng kỹ thật). Đồng thời phân công cán bộ bám sát đồng ruồng, phát hiện sớm tập đoàn rầy và bệnh lùng sọc đen, vàng lùn, lùn xoắn lá để tổ chức chỉ đạo phòng trừ và tiêu huỷ kịp thời.
Đỗ Hà
Các nhà khoa học tìm thấy một chủng người cổ đại chưa từng được biết đến sau khi phân tích mẫu ADN từ một xương ngón tay mà họ tìm thấy tại vùng Siberia.
Từ trước đến nay, các nhà cung cấp dịch vụ di động chỉ đua nhau phát triển thuê bao mới với hàng loạt chương trình khuyến mãi “bom tấn”. Trong khi đó, những khách hàng trung thành lại bị họ quên lãng.
Giai đoạn 2001-2009, Viện Công nghệ sinh học đã khẳng định được vai trò là một viện đầu ngành ở nước ta về công nghệ sinh học, thể hiện qua việc xây dựng nguồn lực, vật lực và các kết quả nghiên cứu.
Một số nhà nghiên cứu đã chứng minh: Những thực phẩm mà người mẹ ăn lúc gần mang thai sẽ có ảnh hưởng đến giới tính và sức khỏe của đứa bé trong tương lai. Tuy vậy, vẫn chưa biết chính xác ảnh hưởng đó đóng vai trò quyết định đến mức nào.
Trình duyệt Internet Explorer (IE) của Microsoft đã đánh mất thị phần tại các thị trường lớn ở châu Âu như Pháp, Anh và Italy sau khi gã khổng lồ phần mềm bắt đầu cho phép người tiêu dùng châu Âu được tự do lựa chọn trình duyệt mà họ muốn để lướt web.
(HBĐT) - Chi cục TC-ĐL- CL hoạt động ở lĩnh vực rộng có tới 16 nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến hoạt động tiêu chuẩn- Đo lượng- Chất. Từ khi thành lập đến nay, Chi cục TC-ĐL-CL đã có nhiều cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về TC-ĐL-CL đã đi vào nề nếp.