Những nhà máy lớn mang tính sản xuất thực sự chủ yếu là của DN 100% vốn đầu tư nước ngoài (trong ảnh là nhà máy sản xuất ĐTDĐ Samsung tại VN).

Những nhà máy lớn mang tính sản xuất thực sự chủ yếu là của DN 100% vốn đầu tư nước ngoài (trong ảnh là nhà máy sản xuất ĐTDĐ Samsung tại VN).

Cơ quan soạn thảo "Đề cương phát triển Công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2015" đã có buổi họp lấy ý kiến các doanh nghiệp tại TPHCM vào chiều ngày 9.6.

 

Vấn đề ban soạn thảo đang băn khoăn, và cũng được các DN góp ý, thảo luận là điểm nhấn đầu tư vào đâu?

Phải đầu tư vào R&D


Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lệ - Chủ tịch của một trong những Cty phần mềm lớn tại VN hiện nay là TMA Solutions - bức xúc: “Mười năm rồi chúng ta thực hiện chiến lược phát triển CNTT nhưng thử hỏi đã có được những gì. Về tốp các Cty phần mềm hàng đầu bao năm qua vẫn không thay đổi là FPT, TMA, CSC, Global Cybersoft. Còn về sản phẩm phần cứng VN, cũng chưa có gì nổi bật. Những thứ chúng ta gọi là sản phẩm thương hiệu Việt cũng chỉ là lắp ráp từ các linh kiện nhập khẩu. Theo tôi phải đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) thì mới tạo ra được những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao”.

Nhưng vấn đề các DN đang gặp phải là, máy móc và thiết bị nhập về để làm R&D lại bị tính thuế như thiết bị thương mại. Trong khi đó, ở Ấn Độ hay Trung Quốc, thiết bị nhập khẩu vì mục đích R&D không những được miễn, giảm thuế mà còn được hưởng nhiều ưu đãi. Không có R&D thì nền công nghiệp của một quốc gia chỉ mãi là gia công. “Chất xám VN tốt, dồi dào, không thể chỉ để làm gia công”, ông Lệ nói.

Xây dựng các trung tâm R&D không có nghĩa nhà nước phải đổ cả núi tiền làm từ đầu theo nghĩa R&D nguyên gốc, mà tận dụng các quan hệ hợp tác với những tập đoàn lớn để họ xây dựng các trung tâm R&D tại VN, hoặc DN trong nước đầu tư vào máy móc, thiết bị làm R&D theo đơn đặt hàng của các tập đoàn, Cty nước ngoài. Muốn có một ngành công nghiệp CNTT, theo ông Phạm Thiện Nghệ - Tổng thư kí Hội Tin học TPHCM, R&D là vấn đề sống còn. Các DN cho rằng, nhà nước cần ưu đãi các loại thuế, xây dựng hạ tầng tốt, hỗ trợ vốn và chi phí đào tạo cho các DN đầu tư vào R&D.

Lấy thị trường nội địa làm trọng tâm

Theo ông Nghệ, các DN bán máy tính, thiết bị CNTT nhập từ nước ngoài, lãi được khoảng 5%/tổng doanh số đã là “ngon rồi”. Nhưng, theo ông Lê Hồng Minh - TGĐ Cty VNG, các sản phẩm phần cứng lắp ráp trong nước có rất ít lợi thế cạnh tranh. Thị trường 86 triệu dân của VN có tiềm năng lớn. VN có tốc độ phát triển internet đứng đầu khu vực Đông Nam Á, hiện tỉ lệ dân số sử dụng internet hơn 25%.

Nhìn vào thị trường hiện nay, ông Minh cho rằng lĩnh vực nội dung số và internet đang có thế mạnh nhất để phát triển. DN trong lĩnh vực này phát triển được sản phẩm, như trường hợp Zing.vn đang nằm ở tốp 190/1.000 website thế giới, vượt qua Google và Yahoo! tại VN, và tạo ra được thị trường.

Ông Nguyễn Hữu Lệ cho rằng, nhà nước cần có chế tài để các tập đoàn lớn trên thế giới bán sản phẩm vào VN như IBM, Microsoft... cam kết trích từ 5%-7% doanh số đầu tư trở lại. Tuy nhiên, chính ông Nguyễn Trọng Đường - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp CNTT thuộc Bộ TT&TT-nhìn nhận vấn đề này là “rất khó”. Nhiều nước đã làm được điều này nhưng tại VN thì chưa, vì các ràng buộc trong giấy phép rất yếu ớt và lỏng lẻo. Đơn cử là cam kết tỉ lệ nội địa hóa của các liên doanh ôtô khi đầu tư vào VN, có trên giấy trắng mực đen nhưng hàng chục năm qua không thực hiện đúng.

Theo ông Hồng Minh, muốn phát triển ngành công nghiệp CNTT không chỉ cần lao động giỏi trong nước mà còn cần chuyên gia nước ngoài. “Những qui định mới về xin visa làm việc cực kì khó. VNG có mười chuyên gia làm việc nhưng đến nay trầy trật lắm cũng mới chỉ hoàn tất thủ tục visa cho một người”, ông Minh nói.

                                                                                    Theo LĐ

Các tin khác


Vụ cháy rừng tại Yên Bái: Đốt cỏ ở bãi chăn thả gia súc làm cháy lan sang diện tích rừng

Đến 15 giờ 30 phút ngày 26/3, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xác định nguyên nhân và diện tích thiệt hại trong vụ cháy rừng xảy ra tại các bản Dào Cu Nha, Hú Trù Lình, xã Lao Chải.

Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục