Tại Hội nghị toàn thể Tổ chức Công nghiệp điện toán châu Á - TBD vừa được tổ chức tại Hà Nội, các chuyên gia đến từ Nhật bản, Hàn Quốc nhận định Việt Nam có cơ hội lớn về gia công xuất khẩu phần mềm (outsourcing).

Nhiều công ty ở Nhật Bản đã coi Việt Nam như một đích đến trong lĩnh vực outsourcing để thay thế thị trường Trung Quốc. Ảnh minh hoạ. Nguồn: leverageacademy.com.
Nhiều công ty ở Nhật Bản đã coi Việt Nam như một đích đến trong lĩnh vực outsourcing để thay thế thị trường Trung Quốc. Ảnh minh hoạ. Nguồn: leverageacademy.com.

Theo một khảo sát của Hiệp hội CNTT Nhật Bản (JISA) do ông Sugiyama, Phó Chủ tịch Hiệp hội công bố, Việt Nam đứng thứ 3 trong các điểm đến về outsourcing ở Nhật Bản nhưng mới chỉ chiếm 0,5%, trong khi Trung Quốc dẫn đầu với tỷ lệ 84,3%.

Tuy nhiên, ông Sugiyama tiết lộ một thông tin lạc quan: nhiều công ty ở Nhật Bản đã coi Việt Nam như một đích đến trong lĩnh vực outsourcing để thay thế thị trường Trung Quốc. Vì vậy, Việt Nam là một thị trường thuê ngoài tiềm năng và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp phần mềm Nhật Bản bởi các yếu tố như: chi phí nhân công cạnh tranh, lao động Việt Nam thích nghi nhanh với văn hóa và thông lệ kinh doanh của Nhật Bản, ông Sugiyama nhận định.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa) kiêm Phó chủ tịch Asocio cho biết: vấn đề cơ bản là Việt Nam chưa có chuyên gia bậc cao để đáp ứng yêu cầu của Nhật Bản. Vinasa đã làm việc với Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ (Nasscom) của Ấn Độ để họ hỗ trợ Việt Nam, hy vọng thời gian tới, Việt Nam và Ấn Độ sẽ giải quyết được vấn đề này.

Theo ông Phạm Tấn Công, Tổng thư ký Vinasa, Việt Nam đã có 120 triệu thuê bao di động, 22,2 triệu người sử dụng Internet; 460 nghìn người tham gia thị trường ICT. Việt Nam là thị trường cạnh tranh và đầy hứa hẹn về nguồn nhân lực, hàng năm có khoảng 62.000 sinh viên ngành CNTT-TT và con số này gia tăng khoảng 25-30% mỗi năm.

Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam trở thành quốc gia phát triển về CNTT-TT và có thế mạnh nổi trội trong việc cung cấp nhân lực, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, Việt Nam muốn trở thành 1 trong 15 điểm đến hấp dẫn nhất trong lĩnh vực thuê ngoài, ông Công cho biết.

                                                                                    Theo Vnn

Các tin khác


Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục