(HBĐT) - Ngày 22/7/2010, Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh có công điện khẩn số 37/CĐ-BCH về cơn bão số 2. Nội dung chính như sau:

 

Theo dự báo của Trung tâm DBKTTV quốc gia, ngày 19/7/2010, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão CHANTHU (bão số 2). Hồi 13h ngày 21/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,7 độ vĩ bắc, 112,9 độ kinh đông cách đảo Hải Nam khoảng 250 km về phía đông đông nam. Đây là cơn bão có diễn biến rất phức tạp, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển vịnh Bắc Bộ với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10; giật trên cấp 11, cấp 12, có tốc độ di chuyển nhanh, sức gió mạnh có khả năng gây mưa to đến rất to ở các tỉnh Bắc Bộ.

 

Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh yêu cầu Ban chỉ huy PCLB & TKCN các huyện, TPHB; Ban chỉ huy PCLB & TKCN các Sở NN&PTNT; Ban chỉ huy PCLB & TKCN Công an tỉnh, Bộ CHQS tỉnh, Công ty Điện lực Hòa Bình, Công ty khai tác CTTL; Đài PT-TH tỉnh, Báo Hòa Bình.

 

1. Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung của Công điện số 2/CĐ-UBND ngày 16/7/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh.

 

2. Cử cán bộ xuống địa bàn, phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các ngành liên quan kiểm tra, rà soát các khu vực dân cư sống ven sông, suối, vùng thấp, trũng, khu vực có nguy cơ bị sạt lở; theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của bão, có kế hoạch di dân ở những khu vực nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho người và tài sản.

 

3. Thông báo cho các chủ công trình đang thi công, đặc biệt các công trình ven sông, suối, các công trình khai khoáng, hầm mỏ để chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh.

 

4. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra các hồ chứa nước, các tuyến đê trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, phương tiện, vật tư theo phương án đã lập để ứng cứu khi có sự cố; chủ động vận hành xả lũ cho các hồ chứa để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công trình.

 

5. Kiểm tra các tuyến đường xung yếu có nguy cơ sạt lở, các vị trí ngầm qua đường, cử người canh gác khi có mưa lũ; sẵn sàng các phương án ứng cứu để đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống.

 

6. Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.

 

7. Đảm bảo trực 24/24h để theo dõi tình hình diễn biến của cơn bão; tăng cường công tác kiểm tra và báo cáo thường xuyên về Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh và UBND tỉnh.

 

 

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục