78% số người được hỏi cho rằng chơi game online (GO) cảm thấy khỏe mạnh thậm chí còn giảm bớt căng thẳng và chỉ 1,6% mệt mỏi sau khi chơi GO, theo kết quả Khảo sát xã hội học về dịch vụ trò chơi trực tuyến ở Việt Nam do Viện Xã hội học (Viện KHXH Việt Nam) công bố ngày 19.10.

 

Số liệu trong bản báo cáo làm nảy sinh nhiều câu hỏi về độ rộng mẫu khảo sát, tính xác thực của các số liệu, phương pháp đánh giá… dẫn đến GO có nhiều biểu hiện tích cực hơn những thông tin đã được đưa ra trước đây.

Trong khi, các cơ quan quản lý đang phải siết chặt thị trường GO như cấm một số game bạo lực, buộc các quán game cách cổng trường học tối thiểu 200m…bởi tác động tiêu cực của loại hình giải trí này.

2/3 đối tượng chơi game đang đi học

Theo bản báo cáo thì tỷ lệ người chơi game nhiều nhất tập trung vào các đối tượng từ 16-20 (chiếm 42,1%), các lứa tuổi khác đều dưới 30% nghĩa là đã là đã có khả năng nhận thức đầy đủ về hành vi của mình. Những người chơi game đa số là những người có trình độ, từ cao đẳng đến đại học trở lên, nhóm này chiếm tới 30,1%, các nhóm trình độ khác chiếm dưới 20%. Các game thủ hầu hết còn độc thân 78,3%.

Tỷ lệ nữ giới có chơi game cũng rất cao cụ thể trong độ tuổi 10 – 30 hiện đang chơi GO, nam chiếm 59.5%, nữ chiếm 40.5%.

Đặc biệt, đối tượng ngồi trên ghế nhà trường chơi GO chiếm đến hai phần ba (71,7%), tiếp đến là nhóm nhân viên văn phòng (6,5%), nghề tự do (5,2%), buôn bán dịch vụ (3,9%), cán bộ nhà nước (3,5%), thất nghiệp/ở nhà/nội trợ (3,0%), công nhân (3,1%).

Từ các kết quả khảo sát, bản báo cáo của Viện xã hội học ghi nhận thực trạng “nghiện” GO qua khảo sát này không thực sự trầm trọng và các nhà cung cấp dịch vụ GO cũng như các trò chơi GO không phải là nguyên nhân duy nhất. Cụ thể 69,3% không có các biểu hiện về nghiện game.

Ngoài ra, những người chơi GO không có thu nhập hoặc thu nhập không cao, bởi phần lớn rơi vào đối tượng học sinh, sinh viên.

Những con số… bất ngờ

Theo đại diện Ủy ban Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội thì chơi GO làm ảnh hưởng tới sức khỏe, thị lực, thần kinh, suy nhược thể chất… nhưng kết quả khảo sát lại có tới 78% người được hỏi cho rằng chơi GO cảm thấy khỏe mạnh, giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống. Nhiều lần bà đã đến các trại giáo dưỡng, nhà giam dành cho thanh, thiếu niên đã tận mắt chứng kiến không ít trường hợp các em phạm tội có bắt nguồn từ GO…

Ngoài ra, hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào tại Việ Nam đưa ra chơi GO với số giờ bao nhiêu trong ngày mới tốt cho sức khoẻ và với từng lứa tuổi cụ thể.

Tuy nhiên, theo TS Trịnh Hòa Bình thì cuộc khảo sát chỉ lấy ‎ý kiến chung của cộng đồng không đi sâu vào các vấn đề khác hay ở các môi trường đặc biệt. Sẽ có những khảo sát cụ thể như vậy nếu đơn vị đặt hàng yêu cầu.

Trong khi, xã hội, nhà quản lý và cộng đồng đang rất lo lắng các hành vi lệch lạc về lối sống, bạo lực… có chiều hướng gia tăng do chơi GO thì con số khảo sát đưa ra rằng tác động GO (4,2%) kém xa các yếu tố khác như thông tin trên internet, phim ảnh kích thích dâm ô, đồ trụy (41,4% và 29,8%).

Ngoài ra, tác động của GO về tinh thần/tâm lý trong kết quả khảo sát thu được có tới 59% người chơi thấy sảng khoái tinh thần, giảm căng thẳng 28,8%, giải tỏa những bức xúc có tính bạo lực là 1,1%, giúp vượt qua cơn buồn ngủ 1,9%, thỏa mãn nhu cầu chơi 4,3%. Tỷ lệ không đáng kể trả lời sau khi chơi GO cảm thấy mệt mỏi chỉ là 1,6% và không có cảm giác gì 2.5%.

TS Trịnh Hòa Bình chủ nhiệm đề tài cho kết quả khảo sát đưa ra dựa vào các câu trả của người được điều tra  mới có được tần suất như vậy. Việc khảo sát được thực hiện khoa học, cẩn thận, tôn trọng thực tế khách quan.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội thì cho rằng, kết quả của cuộc khảo sát này là một trong những nguồn thông tin củng cố thêm cho việc quản lý GO hiện nay. Ông cũng đề nghị Viện Xã hội học sẽ có những nghiên cứu sâu hơn về GO.

Cuộc khảo sát về GO do Viện khoa học Xã hội VN tiến hành tại 6 tỉnh, bao gồm 4 thành phố lớn (khu vực đô thị) là Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ và 2 tỉnh Hải Dương và Đồng Nai. Tổng số mẫu định lượng là 1320 người, trong đó 960 người được phỏng vấn tại họ gia đình, 180 phỏng vấn tại quán internet, 180 tại trường học và các nơi công cộng khác. Trong đó, 73% là người đang chơi, 22% người chưa từng chơi và 5% là người trước đây đã từng chơi GO.

Ngoài ra mẫu định tính có quy mô 100 trường hợp phỏng vấn sâu (16-18 người mỗi tỉnh) để khẳng định kết quả khảo sát định lượng

 

                                                                                Theo BLĐ

Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục