Vụ Bảo tồn Thiên nhiên trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ), hôm nay, 8-12 đã ra mắt dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng tại Việt Nam”.

 

Việt Nam có diện tích rừng tự nhiên vào khoảng 10,3 triệu ha, chiếm 31% diện tích của Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ có 0,57 triệu ha rừng nguyên sinh còn tồn tại. Việt Nam đang rất nỗ lực bảo vệ các hệ sinh thái rừng có tính đa dạng về động thực vật cao này. Các biện pháp bảo vệ đã được đưa vào các bộ luật tương ứng, thiết lập các khu bảo tồn (rừng đặc dụng với tổng diện tích lên tới 2,2 triệu ha), tham gia các hội nghị quốc tế và hợp tác với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế.

Dù vậy, việc bảo tồn các khu rừng đa dạng về loài này vẫn còn gặp khá nhiều nguy cơ trong một thời gian dài. Theo các dữ liệu khoa học cho thấy khoảng 700 loài động thực vật hiện đang bị đe dọa cấp quốc gia, trong đó, 300 loài bị đe dọa trên toàn cầu.

Dự án do Vụ Bảo tồn Thiên nhiên trực thuộc Tổng Cục Lâm nghiệp, Bộ NN-PTNT và GTZ phối hợp triển khai. Mục tiêu dài hạn của dự án mới này nhằm tăng cường năng lực về thể chế, tài chính, kỹ thuật cũng như năng lực cán bộ cho công tác bảo tồn đa dạng trong hệ sinh thái rừng Việt Nam, đặc biệt ở cấp quốc gia và tại các khu bảo tồn. Văn phòng chính của dự án đặt tại Hà Nội, dự án triển khai tại nhiều khu vực thí điểm gồm Vườn Quốc gia Ba Bể và khu Bảo tồn Thiên nhiên Na Hang (tỉnh Bắc Cạn và Tuyên Quang), khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hu và Pù Luông (tỉnh Thanh Hóa), Vườn Quốc gia Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên - Huế) và các vùng đệm thuộc các khu vực bảo tồn này.

Giai đoạn đầu của dự án sẽ hoạt động trong vòng ba năm với kinh phí 3 triệu euro. Nếu thành công, dự án sẽ triển khai tiếp hai giai đoạn nữa cho đến năm 2020.

Dự án giúp tư vấn về mặt thể chế, chính sách và nâng cao năng lực cán bộ cho các cơ quan nhà nước có liên quan trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cũng như các khu bảo tồn được lựa chọn (các khu vực thí điểm). Trọng tâm dự án nhằm cải thiện khuôn khổ pháp lý cho bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao năng lực cán bộ và tăng cường thể chế.

Các hoạt động của dự án hướng tới làm rõ chức năng, nhiệm vụ, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác, phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan nhà nước có liên quan trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, qua đó nhằm cải thiện việc xây dựng và thực thi pháp luật.

Ngoài ra, dự án còn nghiên cứu và thí điểm cơ chế tài chính cho các khu bảo tồn, đồng thời hỗ trợ việc xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích nhằm đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho các hoạt động bảo tồn và sinh kế của người dân địa phương. Những cơ chế này sẽ được thử nghiệm tại ít nhất một khu thí điểm. Trên cơ sở đó, rút ra những bài học kinh nghiệm để nhân rộng và làm cơ sở cho việc tư vấn về thể chế, chính sách.

 

                                                                                          Theo ND

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục