Nhiều cơ sở sản xuất may, dệt, nhuộm... có mức độ ô nhiễm môi trường cao. Ảnh: B.Lâm

Nhiều cơ sở sản xuất may, dệt, nhuộm... có mức độ ô nhiễm môi trường cao. Ảnh: B.Lâm

Di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường khỏi khu dân cư tại các làng nghề là chủ trương lớn của Hà Nội. Song đến nay, một số dự án cụm công nghiệp (CCN) làng nghề tập trung để di dời cơ sở gây ô nhiễm đang đứng trước nguy cơ thất bại vì nhiều nguyên nhân, từ vướng giải phóng mặt bằng (GPMB) cho đến sử dụng sai mục đích…

 


Đóng góp lớn nhưng gây ô nhiễm nhiều

Hà Nội là địa phương có số làng nghề lớn nhất cả nước, với 1.350 làng có nghề, sản xuất, kinh doanh hàng chục nhóm nghề. Làng nghề đang góp phần tích cực giải quyết việc làm cho hơn 600.000 lao động. Năm 2010, giá trị sản xuất của làng nghề khoảng 8.665 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 804,5 triệu USD, chiếm khoảng 10,5% tổng kim ngạch toàn TP. Nhưng mặt trái lại là tình trạng ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.


Tại các làng nghề chế biến nông sản, may, dệt, nhuộm như: Hữu Hòa (huyện Thanh Trì), Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai (huyện Hoài Đức); Tân Hòa (huyện Quốc Oai); Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ)... mức độ ô nhiễm môi trường là rất cao. Với gần 2.000 hộ gia đình đang sản xuất nghề may, nhuộm, xã Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ) là một trong những làng nghề lớn nhất khu vực phía Tây Hà Nội. Ông Trần Huy Lữ, Chủ tịch UBND xã thừa nhận, ngoài ô nhiễm không khí do bụi, than từ các lò sản xuất nằm giữa khu dân cư, ô nhiễm nước mặt ở Tam Hiệp đã đến mức báo động từ lâu. Ao hồ đều đã bỏ hoang từ nhiều năm nay, dân không dám thả cá vì cá không thể sống. Các cơ sở sản xuất nằm xen trong khu dân cư còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao.

Tại Đa Sĩ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông) nổi tiếng với nghề rèn truyền thống, theo ông Đinh Công Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội làng nghề Đa Sĩ, làng có khoảng 900 hộ làm nghề, 200 hộ cung ứng than, sắt, gỗ và thu mua sản phẩm, chiếm 90% số hộ trong làng. Tuy nhiên, do phát triển tự phát nên đã nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, nhất là về môi trường và vệ sinh an toàn lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng sống của người dân.

Quản lý chặt các cụm công nghiệp làng nghề

Thời gian qua, TP đặc biệt coi trọng việc quy hoạch không gian làng nghề gắn liền với bảo vệ môi trường. Hà Nội đã rà soát và quy hoạch tổng thể phát triển 103 khu, cụm công nghiệp làm cơ sở di chuyển điểm gây ô nhiễm ra CCN tập trung. Dự kiến đất cho phát triển làng nghề là 1.424ha. Vào thời điểm này, Hà Nội đã và đang triển khai xây dựng 56 CCN làng nghề với diện tích 517,7 ha, thu hút 2.361 dự án.

Chủ trương là thế nhưng hàng loạt dự án đã được khởi động từ lâu, đến nay vẫn "đắp chiếu". Theo ông Trần Huy Lữ, Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp, nhận rõ nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, từ năm 2008, xã đã triển khai dự án điểm dịch vụ tiểu thủ công nghiệp làng nghề rộng 9.000m2, do các hộ sản xuất gây ô nhiễm trong làng bỏ vốn đầu tư. Nhưng từ năm 2008 tới nay, dự án này vẫn không thể thực hiện được vì ách tắc GPMB. Dù chính quyền đã áp dụng chính sách bồi thường linh hoạt, bảo đảm tối đa quyền lợi cho người bị thu hồi đất song một số hộ vẫn bất hợp tác.

Trao đổi với chúng tôi về dự án thí điểm di dời cơ sở gây ô nhiễm ở Tam Hiệp, ông Nguyễn Việt Liên, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ xác nhận dự án nói trên đã kéo dài nhiều năm do vướng GPMB. Người dân bị thu hồi đất cứ đòi bồi thường giá cao. Nhằm đẩy nhanh tiến độ, huyện đang rà soát lại quy trình thực hiện thủ tục đầu tư, lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường để lên phương án cưỡng chế thu hồi đất phục vụ thi công. Toàn bộ công việc sẽ phải hoàn thành trong tháng 3-2011, không để dự án kéo dài, gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

Tại làng nghề Vạn Điểm (huyện Thường Tín) chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, dù đã có gần 200 hộ sản xuất được sắp xếp ra CCN làng nghề nhưng CCN này đã bị "biến tướng" thành khu dân cư kết hợp sản xuất nghề. Hơn 80% số hộ xây dựng nhà cao tầng trong CCN. Một số nơi, diện tích của CCN chủ yếu được các hộ bố trí làm điểm giao dịch, còn việc sản xuất vẫn làm ở xưởng gia đình.

Nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề, bảo vệ môi trường và tránh tình trạng CCN làng nghề bị "biến tướng", thời gian tới, TP cần chuyển đổi chủ đầu tư CCN làng nghề từ UBND cấp huyện, xã sang doanh nghiệp hoặc trung tâm phát triển CCN. Trong quá trình thực hiện công tác GPMB, chính quyền các địa phương cần cương quyết với những trường hợp chây ỳ, chống đối.
 
                                               Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục