Cây dó bầu sinh trưởng tốt trong điều kiện tự nhiên tại xã Thượng Tiến (Kim Bôi).

Cây dó bầu sinh trưởng tốt trong điều kiện tự nhiên tại xã Thượng Tiến (Kim Bôi).

(HBĐT)- Cây dó bầu hay còn gọi là dó trầm, trầm hương, là loại cây quý. Giá trị cao nhất của cây dó bầu là kỳ nam và trầm hương. Ở tỉnh ta, cây dó bầu xuất hiện rải rác trong rừng tự nhiên huyện Đà Bắc. Ngoài ra, điều kiện tự nhiên ở một số khu vực khác trên địa bàn tỉnh cũng rất phù hợp với việc sinh trưởng của cây dó bầu, do đó, năm 2006 Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh đã thực hiện đề tài “Trồng thử nghiệm cây dó bầu quy mô hộ gia đình tại xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi”.

 

Ông Nguyễn Ngọc Hồng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh cho biết: Xã Thượng Tiến là vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến với nhiều loài động, thực vật phong phú, nơi đầu nguồn của sông Bôi, khí hậu, sinh thái còn mang tính chất khí hậu rừng. Độ ẩm trung bình 85%, nhiệt độ trung bình 23,50C rất phù hợp cho cây dó bầu sinh trưởng và phát triển. Gần đây, một số nơi đã chủ động trồng cây dó bầu để tạo trầm hương và chưng cất tinh dầu. Bằng các tác động KH- KT để tạo trầm ở những cây 8 – 10 năm tuổi, mỗi ha cho lợi nhuận hàng tỷ đồng. Vì vậy, ở tỉnh ta, việc trồng thử nghiệm cây dó bầu, làm cơ sở cho xây dựng quy trình gây trồng, chăm sóc cây dó bầu là cần thiết, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân.

 

Với mong muốn so sánh quá trình sinh trưởng, cho tinh dầu và khả năng tạo trầm của cây dó bầu có xuất xứ tại Đà Bắc và cây dó bầu có nguồn gốc tại Hương Sơn – Hà Tĩnh, Ban chủ nhiệm đề tài đã chọn 88 hộ thuộc 4 xóm của xã Thượng Tiến trồng thử nghiệm 12.000 cây trên diện tích 15 ha. Trong đó, Ban chủ nhiệm hỗ trợ cây giống, phân vô cơ, kỹ thuật trồng, chăm sóc, theo dõi tăng trưởng chiều cao, đường kính, khả năng tạo trầm. Các hộ dân tham gia có trách nhiệm chấp hành theo yêu cầu kỹ thuật, đóng góp ngày công lao động, trồng, chăm sóc, bảo vệ cây, toàn bộ sản phẩm của cây dó bầu, hộ gia đình được hưởng sau thu hoạch.

 

Sau 5 năm thực hiện, đến nay, đề tài đã đạt được những kết quả đầu tiên. Đưa chúng tôi đi thăm các hộ gia đình trồng dó bầu trên địa bàn xóm Khú, ông Bùi Văn Thao - trưởng xóm đánh giá: cây dó bầu có sức sống khoẻ, dễ trồng, tỷ lệ cây sống sau hai năm trồng đạt cao, phù hợp với đất, tập quán trồng của người dân Thượng Tiến. Giai đoạn cây còn nhỏ có thể trồng xen trong cây nông nghiệp vừa làm tán che, vừa tăng độ ẩm cho cây. Sâu bệnh thường gặp ở cây dó bầu là sâu khoang ăn lá tập trung cục bộ theo từng đám, mức độ ảnh hưởng là nghiêm trọng vì sâu ăn trụi hết lá, ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của cây nhưng có thể sử dụng các loại thuốc BVTV thông thường để ngăn chặn.

 

Sau 5 năm triển khai đề tài đã cho thấy, cây dó bầu sinh trưởng, phát triển tốt, thích ứng với điều kiện sinh thái khu vực Thượng Tiến. Hiện nay, toàn bộ 12.000 cây dó bầu 5 năm tuổi đang được chính quyền và nhân dân xã Thượng Tiến cam kết tiếp tục chăm sóc, quản lý, bảo vệ.

 

Đánh giá về giá trị thực tiễn của đề tài, Chủ tịch Hội Liên hiệp các Hội KH & KT tỉnh khẳng định: cây dó bầu sinh trưởng tốt trên đất Thượng Tiến là kết quả đáng phấn khởi. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện cần vì để xác định được khả năng tạo trầm, tạo tinh dầu trầm của cây dó bầu phải chờ thêm khoảng 3 – 5 năm nữa. Khi cây có đường kích thích hợp tiến hành khoan, đục, cấy hoá chất kích thích tạo trầm. Qua đó mới xác định được rõ khả năng tạo trầm tại vùng Thượng Tiến nói riêng, tỉnh ta nói chung để có cơ sở phát triển nhân rộng loại cây quý này ra toàn tỉnh.

                                                                                                                       

                                                                             Dương Liễu

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục