Nhà dân ở xóm Nen, xã Thanh Hối chưa lợp được mái sau cơn lốc.
(HBĐT) - Một cơn lốc xoáy với cường độ mạnh đã xảy đến vào chiều ngày 8/5 tại địa bàn 2 xã Thanh Hối và Lỗ Sơn (Tân Lạc).
Theo số liệu của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn xã Thanh Hối, xã có 191 nhà bị thiệt hại, trong đó có 177 nhà tốc mái; 23,3 ha hoa màu và 24,5 ha rừng bị phá. Tổng giá trị thiệt hại ước khoảng 600 triệu đồng. Xã Lỗ Sơn có 2 nhà văn hóa xóm và 117 nhà tốc mái, 3 nhà dân bị đổ hoàn toàn, hơn 11,5 ha lúa, hoa màu bị gãy, đổ. Tổng giá trị thiệt hại ước khoảng trên 300 triệu đồng.
Các xã bị lốc xoáy đang tích cực khắc phục hậu quả thiên tai gây ra. Các công trình nhà văn hóa, cột điện, trường học đang được tu sửa để đưa vào hoạt động tạm thời. Khó khăn lớn nhất hiện nay là trong tổng số hơn 300 hộ dân bị thiệt hại bởi lốc xoáy có tới hơn 50% hộ nghèo, hộ cận nghèo, có hộ bị đổ nhà không có khả năng dựng lại, rất cần được quan tâm, giúp đỡ, cứu trợ kịp thời.
Bùi Minh
Theo một nghiên cứu các nhà khoa học đến từ Trường Y Duke-NUS ở Singapore, các dưỡng bào (mast cells) có thể giúp máu phản ứng với các vi khuẩn và mầm bệnh, dường như cũng là mối nguy hại đối với các virus được phát tán qua nốt muỗi đốt.
(HBĐT)- Cây dó bầu hay còn gọi là dó trầm, trầm hương, là loại cây quý. Giá trị cao nhất của cây dó bầu là kỳ nam và trầm hương. Ở tỉnh ta, cây dó bầu xuất hiện rải rác trong rừng tự nhiên huyện Đà Bắc. Ngoài ra, điều kiện tự nhiên ở một số khu vực khác trên địa bàn tỉnh cũng rất phù hợp với việc sinh trưởng của cây dó bầu, do đó, năm 2006 Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh đã thực hiện đề tài “Trồng thử nghiệm cây dó bầu quy mô hộ gia đình tại xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi”.
(HBĐT)- Từ đầu tháng 5 đến nay, trên đồng ruộng xã Trung Minh và xã Yên Mông (thành phố Hòa Bình) xuất hiện bệnh đạo ôn (cháy lá lúa) với diện tích nhiễm bệnh lên tới trên 40 ha. Thành phố Hòa Bình là địa phương đầu tiên của tỉnh phát hiện có bệnh đạo ôn.
Chương trình "Trồng rừng ngập mặn và phòng ngừa thảm họa dựa vào cộng đồng" được Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam thực hiện từ năm 1994.
Tối 15/5, tại Cung thể thao Tiên Sơn – thành phố Đà Nẵng, đã diễn ra vòng chung kết Cuộc thi sáng tạo Robocon Việt Nam 2011. Cuộc thi năm nay có sự tham gia của 32 đội tuyển xuất sắc đến từ các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học Chuyên nghiệp trong cả nước.
Công trình nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chế tạo thử thiết bị cung cấp nước cao cấp cho máy chạy thận nhân tạo của thạc sĩ, kỹ sư cao cấp Trịnh Ngọc Diệu và các cộng sự (Viện Vật lý thuộc Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã đoạt giải nhất giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2010. Ðây là công trình có tính ứng dựng rất cao, được nhiều bệnh viện trong cả nước ứng dụng.