Cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật kiểm tra diễn biến của tập đoàn rầy gây hại trên lúa xuân trà chính vụ và trà muộn trên địa bàn huyện Lạc Sơn

Cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật kiểm tra diễn biến của tập đoàn rầy gây hại trên lúa xuân trà chính vụ và trà muộn trên địa bàn huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Đó là khuyến cáo của ngành NN&PTNT đối với nông dân các địa phương trong tỉnh. Hiện nay, mặc dù diện tích lúa chiêm - xuân đang phát triển tốt, dự báo năng suất bình quân cả tỉnh sẽ đạt trên 52 tạ/ha nhưng theo Chi cục Bảo vệ thực vật, tình hình sâu bệnh hại lúa đang có diễn biến gia tăng trong những ngày đầu tháng 6. Chính vì vậy, để bảo toàn thành quả sản xuất, các địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là công tác bảo vệ thực vật, nhất là đối với cây lúa.

 

Vụ chiêm - xuân năm nay, toàn tỉnh gieo trồng 15.700 ha lúa. Đến ngày 2/6, diện tích lúa đã trỗ là 14.155 ha, đạt 88,46% kế hoạch. Hiện, lúa xuân trà sớm đã chắc xanh – đỏ đuôi, trà chính vụ phơi màu – ngậm sữa, trà muộn ôm đòng – trỗ. Sở NN&PTNT dự báo, nếu từ nay đến cuối vụ thuận lợi, năng suất lúa bình quân cả tỉnh sẽ đạt trên 52 tạ/ha.

 

Tuy nhiên, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, những ngày tới sẽ tiếp tục có mưa rào và giông rải rác, sáng sớm có sương mù, độ ẩm cao. Đây là điều kiện thời tiết thuận lợi cho phát triển các loài sâu bệnh hại lúa như: đạo cổ bông, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn… Các bệnh này tác động khá mạnh đến trà lúa muộn đang thời kỳ ôm đòng – trỗ bông, giống nhiễm và ổ bệnh cũ cũng không ngoại lệ. Đáng lo ngại là nếu không được xử lý kịp thời, sâu bệnh sẽ nhanh chóng lây lan, gây lụi từng chòm, từng ruộng, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lúa.

 

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật, tại thời điểm cuối tháng 5, đầu tháng 6, tình hình sâu bệnh hại lúa xuân có diễn biến khá phức tạp khiến các địa phương trong tỉnh phải tăng cường công tác phòng trừ. Tập đoàn rầy (nâu, trắng, nâu nhỏ) lứa 3 tiếp tục gây hại trên các trà lúa, mật độ phổ biến 200 – 300 con/m2, cá biệt một số diện tích tại các huyện Lương Sơn, Lạc Sơn, Mai Châu có mật độ lên cao 500 – 800 con/m2. Sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục gây hại trên trà lúa muộn. Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại rải rác trên trà chính vụ và trà muộn, tại một số nơi đã trưởng thành lứa 3, tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng. Các bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, khô vằn, ốc bươu vàng, bọ xít dài, châu chấu hại… gây hại nhẹ trên các diện tích lúa đang phát triển. Đặc biệt, bệnh lùn sọc đen, lùn xoắn lá vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại tại các địa bàn Kỳ Sơn, Lạc Thủy với tỷ lệ bệnh từ 3 – 5% số dảnh, số khóm, có ruộng tỷ lệ cao trên 10% số dảnh, số khóm. Diện tích nhiễm bệnh cộng dồn từ đầu vụ đã gần 85 ha. Các địa phương đang tiếp tục chỉ đạo nhổ bỏ những dảnh, khóm bị bệnh, đồng thời, phun thuốc hóa học trừ rầy môi giới. Đến nay đã xử lý bệnh được khoảng 42 ha, phun trừ rầy trên diện tích gần 69 ha.

Dự báo tình hình sâu bệnh hại lúa xuân sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, Chi cục Bảo vệ thực vật đề nghị các huyện, thành phố cần tiếp tục kiểm tra và xử lý bệnh virus hại lúa, tuyệt đối không chủ quan, lơ là công tác bảo vệ thực vật trong thời điểm từ nay đến khi kết thúc thu hoạch vụ chiêm - xuân. Những nơi đã xuất hiện bệnh, cần xử lý bệnh và phun thuốc diệt trừ đúng cách, đúng liều lượng, đúng thời gian. Chi cục yêu cầu Trạm Bảo vệ thực vật các huyện, thành phố cần theo dõi sát diễn biến của sâu bệnh hại, thực hiện nghiêm túc việc phân cấp tuổi sâu, cấp bệnh của đối tượng chủ yếu trên cây lúa để có biện pháp xử lý kịp thời khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh cao. Đặc biệt, đối với những diện tích lúa đã bị bệnh đạo ôn và ốc bươu vàng, cần cấp thiết triển khai kế hoạch phun thuốc diệt trừ bệnh, phát động chiến dịch thu gom ổ trứng, ốc tại các ao, hồ, đập, mương dẫn nước… nhằm kiểm soát sự lây lan khi mùa mưa lũ đến./.

 

                                                                                     Thu Trang

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục