Theo Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, dọc các bờ sông trên địa bàn thành phố đang xuất hiện 50 vị trí có nguy cơ sạt lở cao. Đang là mùa mưa, cũng có nghĩa là nguy cơ sạt lở cao hơn bất cứ lúc nào, trong khi đó, tiến độ thi công các dự án chống sạt lở vẫn ì ạch. Trước mắt TP Hồ Chí Minh đã lên kế hoạch trồng hơn một triệu cây xanh…

 

Sạt lở… tăng theo từng năm

Thống kê từ Sở GTVT, "mùa sạt lở" năm 2008, TP Hồ Chí Minh có 36 vị trí dọc bờ sông, rạch (dài khoảng 20.000m, bề rộng từ 10 đến 20m) có nguy cơ sạt lở cao, chủ yếu ở các quận 7, 9, Bình Thạnh và các huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh. Năm 2009, số vị trí sạt lở tăng thêm 4, lên thành 40 vị trí với tổng chiều dài gần 22.000m. Và năm 2010 có đến 42 vị trí có nguy cơ sạt lở cao với chiều dài tổng cộng hơn 27.000m.


Mặc dù hằng năm, thành phố đầu tư hàng trăm tỷ đồng thực hiện các dự án chống sạt lở, nhưng năm nay danh sách vị trí sạt lở không những không giảm mà còn…. tăng đến 50 vị trí và dài đến gần 34.060m. Các vị trí có nguy cơ sạt lở cao cũng tập trung ở các quận Bình Thạnh, Thủ Đức, 2, 9, 12 và các huyện Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh. Trong đó huyện Nhà Bè vẫn chiếm vị trí "quán quân" với 13 vị trí nằm dọc các bờ sông kinh, mương Chuối, Phước Kiểng, Phú Xuân và các rạch Giồng, Tôm, Tắc Bến Rô (thuộc các xã Phước Lộc, Nhơn Đức, Hiệp Phước và Long Thới) với chiều dài dọc bờ sông hơn 10.360m. Kế đến về số lượng là huyện Cần Giờ với 10 vị trí, có 13.200m chiều dài bờ sông, kênh rạch có nguy cơ sạt lở. Đây cũng là địa phương có chiều dài bờ sông có nguy cơ sạt lở lớn nhất trên địa bàn.

Ở hầu hết các vị trí có nguy cơ sạt lở, bờ sông, kênh rạch đều bị xói mòn, tạo thành hàm ếch chờ đổ ập xuống sông. Trong khi đó, các công trình bờ kè chống sạt lở hoặc không có, hoặc đang thi công chậm chạp. Hiện Sở GTVT chỉ cắm biển cảnh báo và đề nghị các địa phương thông báo liên tục các vị trí có nguy cơ sạt lở cho người dân để chủ động phòng tránh…

Giải pháp thân thiện với môi trường

Trước mùa mưa bão năm nay, Sở GTVT đã phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, tháo dỡ nhà lấn chiếm sông, kênh, rạch; vận động người dân di dời đến nơi an toàn… UBND TP cũng đã có quy định cụ thể trách nhiệm các sở, ban ngành và các địa phương trong việc phối hợp phòng, chống sạt lở bờ nhằm giảm thiểu thiệt hại. Tuy vậy, việc xây kè, thực hiện các dự án chống sạt lở vẫn rất chậm chạp. Theo ông Trần Văn Giàu, Phó Giám đốc Khu Đường sông (thuộc Sở GTVT) - chủ đầu tư của các dự án chống sạt lở, chi phí đầu tư xây kè rất lớn, trong khi đó, thành phố đang thắt chặt nguồn vốn đầu tư nên chỉ có các dự án được chuyển tiếp từ năm 2010 được bố trí vốn tiếp tục thi công, còn các dự án khác thì phải tạm ngưng.

Trước tình trạng này, Ban Chỉ huy phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cho biết, theo yêu cầu của UBND TP, đơn vị này đang phối hợp với các sở, ngành liên quan tìm kiếm huy động thêm nguồn lực xử lý sạt lở. Ngoài ra, Sở NN&PTNT, Sở GTVT, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước và UBND quận, huyện cũng đang nghiên cứu đề xuất hỗ trợ chung cho các dự án dở dang hoặc được duyệt trước ngày 1-3-2011 trình UBND TP Hồ Chí Minh báo cáo Trung ương tháo gỡ.

Ngoài ra, Ban Chỉ huy phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cũng cho biết, sắp tới sẽ mở rộng việc trồng các loại cây dừa nước, bần chua, tràm nước, bình bát, trâm, vẹt đen… để chống sạt lở. Đối với các điểm sạt lở nhỏ trong kênh, rạch, đây là giải pháp phi công trình khá hiệu quả và ít tốn kém so với việc xây kè, tường bê tông, cừ bê tông như lâu nay, lại thân thiện với môi trường. Theo tính toán, TP Hồ Chí Minh sẽ trồng trên một triệu các loại cây có hệ rễ phát triển mạnh, giữ tái sinh mạnh, chịu ngập úng ở hơn 165 bờ bao kênh rạch thuộc các quận 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, huyện Củ Chi, Bình Chánh…
 
                                                             Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục