(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của các hộ dân khu vực tổ 23, phường Phương Lâm (TPHB) phản ánh: các hộ dân đã sinh sống ở đây gần 50 năm, nhờ có hệ thống cống rãnh tiêu thoát nước tốt nên về mùa mưa, KDC không bị ngập úng.

 

Nhưng từ năm 2010, Ban quản trị HTX Nghĩa Phương xây dựng chợ rau quả Nghĩa Phương trên khu vực trước đây là ruộng rau gần với trục đường Điện Biên Phủ đã đổ đất tôn nền chợ lên rất cao so với mặt bằng chung, cống thoát nước bị lấp làm cho khu dân cư bị ngập úng, môi trường xú uế. Bức xúc trước tình trạng đó, dân cư tổ 23 đã làm đơn kiến nghị với lãnh đạo phường, thành phố nhưng chưa được giải quyết. Đến đầu tháng 4/2011, Ban quản trị HTX Nghĩa Phương tiếp tục đổ đất, san nền nốt phần diện tích đất còn lại sát với đường Điện Biên Phủ, đối diện với tổ dân phố 23. Quá trình thi công, mặt bằng chợ Nghĩa Phương giai đoạn 2 cao hơn so với mặt đường Điện Biên Phủ và khu dân cư tổ 23 gần 1 m. Vì vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến thoát nước mưa và nước thải. Đặc biệt, vào đầu tháng 5, mới chỉ có một cơn mưa vừa trong thời gian khoảng 1 tiếng nhưng nước đã lên gây ngập úng nặng nề, có nơi sâu từ 0.8-1m. Nước ứ đọng thoát rất chậm, hơn 3 tiếng sau mới nhìn rõ mặt đường. Tệ hại hơn, do úng ngập, nhiều hộ dân đã phải tôn nền nhà, xây tường chắn, dùng các vật liệu khác để khắc phục ngập úng nhưng vẫn bị nước từ cống, rãnh tràn vào nhà rất mất vệ sinh, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, đời sống, nhất là người già và trẻ em.

 

Trong thực tế, không riêng gì các hộ dân ở khu vực tổ 23, phường Phương Lâm bị ảnh hưởng do việc thi công giai đoạn 2 chợ Nghĩa Phương. Trong cơn mưa đầu tháng 5 vừa qua, nhiều hộ gia đình ở các tổ 28, 29, 30 cũng bị nước từ cống, rãnh tràn vào gây ngập úng nặng nề.

 

Từ thực trạng trên cho thấy, hệ thống thoát nước thuộc các tổ 23, 28, 29, 30 đang trong tình trạng tạm bợ, do san lấp để thi công giai đoạn 2 chợ Nghĩa Phương nên dòng chảy hẹp hơn, không đủ sức tiêu thoát nếu có mưa vừa đến mưa to xảy ra. Hệ thống cống thoát nước cuối nguồn sát với đường Trần Hưng Đạo vừa thấp, vừa nhỏ, không đáp ứng nhu cầu tiêu thoát nước thải sinh hoạt và nước mưa.

 

Cũng từ thực trạng trên, chúng tôi đồng tình với kiến nghị của dân cư các tổ dân phố sinh sống xung  quanh khu vực chợ Nghĩa Phương là: chủ đầu tư và các đơn vị thi công cần khẩn trương làm đường thoát nước, khai thông dòng chảy. Xem xét điều chỉnh mặt bằng chợ Nghĩa Phương giai đoạn 2 cho phù hợp với mặt bằng chung và đảm bảo mỹ quan đô thị. Khảo sát kỹ lưỡng để thiết kế và xây dựng hệ thống thoát nước có quy mô đáp ứng cả nhu cầu thoát nước thải sinh hoạt và khi có mưa lớn xảy ra. Đồng thời, đề nghị UBND phường Phương Lâm, UBND thành phố Hòa Bình hỗ trợ các tổ dân phố 28, 29, 30 xây dựng hệ thống cống thoát nước theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm để đảm bảo vệ sinh môi trường ổn định lâu dài.

                   

                                                                             Đức Phượng

 

Các tin khác


Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Tăng cường giải pháp đảm bảo cấp điện mùa mưa bão

Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn mùa mưa bão. Một trong những giải pháp quan trọng là việc đào tạo, nâng cao kỹ năng xử lý các dạng sự cố điện trong mùa mưa bão cho cán bộ, công nhân viên của công ty.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục