Nhiều cây cầu tạm được bắc qua sông như thế này đã tồn tại hàng chục năm ở Hưng Thi (Lạc Thuỷ).

Nhiều cây cầu tạm được bắc qua sông như thế này đã tồn tại hàng chục năm ở Hưng Thi (Lạc Thuỷ).

(HBĐT) - Bao đời nay, hàng trăm người dân ở xã Hưng Thi (Lạc Thủy) bị ngăn cách với bên ngoài bởi dòng sông, khiến việc đi lại, giao thương buôn bán, việc học của đám trẻ nơi đây hết sức khó khăn. Mùa lũ lên, dòng sông Bôi cuồn cuộn nhấn chìm cây cầu nhỏ, xóm nhỏ như bị cô lập hoàn toàn. Người dân vẫn hàng ngày ái ngại nhìn cây cầu, không biết khi nào nước rút, mới qua sông được.

 

Cầu tre gập ghềnh khó đi

 

Hưng Thi là xã khó khăn, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, nhất là kinh tế rừng. Chương trình 134, 135 đã từng bước làm cho xã có diện mạo mới nhưng người dân nơi đây vẫn còn nghèo. Cái nghèo của người dân xã Hưng Thi có nhiều nguyên nhân, trong đó, giao thông cách trở cũng làm cho xã phát triển chậm. Cả xã mới có 3 km đường nhựa ở khu vực trung tâm, còn lại là đường đất - mùa nắng bụi bặm mù mịt, mùa mưa lầy lội. Địa bàn Hưng Thi nằm ven hai bên bờ sông Bôi, con sông chia cách 10 xóm của xã thành năm khu vực khác nhau, trong đó có 5 thôn hàng ngày phải đi lại trên các cây cầu như xóm Thơi, Niếng, Cui…Để qua được sông, người dân bảo nhau làm những cây cầu bằng tre, gỗ, tuy là cầu tạm nhưng cũng góp phần giải quyết tậm thời việc đi lại. Người dân ở đây cho biết, trước kia, để đến được trung tâm cuối của xã là xóm Niếng phải vượt qua 36 lần sông, suối, bây giờ có đường rồi nhưng bà con vẫn phải qua 7 - 8 đoạn sông, suối nữa mới đến nơi được. Khi chúng tôi đến, gặp mấy anh thanh niên đang cố gắng sửa lại cây cầu do đợt mưa lũ vừa qua đã cuốn mất một đoạn cây cầu. Anh thanh niên tên Bình cho biết: Mỗi lần có người hay chiếc xe nào đi qua, chiếc cầu lại gập ghểnh, lung lay như sàng gạo, chóng cả mặt. Theo quan sát của chúng tôi, cây cầu dài bắc qua đoạn sộng rộng 50 m chỉ rộng khoảng 1,5 m, không có lan can, bắc tạm bợ bằng những than tre, bương đặt trên những chiếc thùng phuy phập phồng, nguy hiểm. nhất là đối với các em học sinh, mùa mưa lũ, nhiều em học sinh phải bỏ học ở nhà vì không thể vượt sông khi mà cầu đã bị lũ cuốn trôi hoặc được thu lại để không bị lũ cuốn. Đặc biệt, khi lũ về, không có cầu, bà con lại chuyển sang dùng đò ngang như một phương tiện đi lại chủ yếu và đây là một trong những nguyên nhân gây ra  tai nạn về sông nước.

 

Có tận mắt chứng kiến cảnh bà con phải vất vả chèo đò hoặc dò dẫm từng bước trên những cây cầu tạm bợ, chúng tôi mới tin những lời nói ban sáng của Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Dương là không quá khi ông nói rằng, vào mùa lũ, nhiều xóm như xóm Thơi, Niếng trở thành những ốc đảo bị cô lập với bên ngoài, hơn 950 người dân của hai xóm phải đi lại trên những cây cầu tạm bợ. Bà con chỉ quanh quẩn trong xóm, nông sản làm ra cũng chỉ có để đầy thỉnh thoảng mang đi bán chứ không ai vào mua, cũng không thể mang đi nhiều một lúc.

 

Nói về chuyện tai nạn khi đi qua cầu, nhiều người dân ở đây bảo nhiều lắm, không đếm xuể đâu, chuyện đi qua cầu mà bị ngã, thậm chí cả người, cả xe đều rơi xuống sông là chuyện xảy ra như cơm bữa. Đơn cử như trường hợp của  ông Bùi Văn Cởi, xóm Măng, trên đường đi từ xóm Cui về, phải đi qua cầu, do trời mưa, cầu trơn lại lắc lư nên cả người và xe đều lao xuồng sông, may có bà con kịp thời cứu và phải nhờ người lặn xuống sông buộc dây để kéo xe lên.

 

Mơ về những cây cầu

 

Ông Bùi Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Hưng Thi tâm sự: Xã cũng đã được dự án đường BO5 đi xóm Thơi, Niếng, theo dự án này, xã sẽ được làm gần 6 km đường bê tông và 2 cây cầu cứng. Mọi công tác chuẩn bị như đo đạc, chuẩn bị đền bù giải phóng mặt bằng nữa là khởi công. Bà con ai cũng khấp khởi mong chờ, nhưng thấy có dự án làm hồ Hưng Thi. Ông Dương kể về chuyện học hành của con em trong xã. Các em học sinh ở xã rất hiếu học, tuy vất vả như vậy nhưng không có tình trạng bỏ học giữa chừng. Có một ngày trời mưa, nước lũ dâng cao, cầu bị cuốn trôi mất, cả mầy trăm thầy cô và học sinh trường THCS của xã không thể về vì ngôi trường nằm ở trung tâm xã. Thầy, cô giáo, học sinh muốn tới trường đều phải đi qua các cây cầu, đành tổ chức nấu cơm, canh rau chuối cho thầy, cô, học sinh ăn, chờ nước lũ rút sẽ đi đò về. Có những hôm, thấy các cháu đi học mà quần áo ướt sũng, hỏi ra mới biết do cầu trơn, các em đi bị ngã xuống sông, cũng không em nào dám quay về thay đồ vì sợ muộn học…

 

Ông Bùi Đình Quyết, 80 tuổi ở xóm Thơi tâm sự: Cả đời đi lại trên cây cầu tạm bợ lúc bằng tre, lúc bằng gỗ, có lúc đi bằng thuyền, đã chứng kiến bao nhiêu chuyện buồn xảy ra liên quan đến cây cầu, dân mình khổ quá, giá như có cây cầu thì tốt biết mấy. Bây giờ tuổi già có muốn đi làng trên xóm dưới thăm con cháu cũng không dám đi. Khi chúng tôi đến một bến đò khác, thấy cảnh người dân xắn quần, vác xe đạp ra một đoạn dài hơn chục mét để lên cầu, nhìn những dáng người xiêu vẹo, lắc lư theo nhịp cầu, chúng tôi hiểu và cảm thông với nỗi khao khát có được cây cầu chắc chắn của hàng trăm hộ dân nơi đây là điều chính đáng và cấp bách.

 

 

                                                                     Thanh Tuyền

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục