Tàu con thoi Atlantis được phóng đi từ Trung tâm Vũ trụ Kenedy ngày 8/7.

Tàu con thoi Atlantis được phóng đi từ Trung tâm Vũ trụ Kenedy ngày 8/7.

Lúc 11 giờ 29 phút trưa ngày 8/7 (giờ Mỹ), tàu con thoi Atlantis được phóng đi lần cuối cùng từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy của bang Florida, mang theo bốn nhà du hành vũ trụ thực hiện sứ mệnh kéo dài 12 ngày.

 

Chuyến bay vẫn được thực hiện đúng như dự kiến, cho dù điều kiện thời tiết xấu trong nhiều ngày liền.

Tuy nhiên, thời điểm phóng tàu đã lùi lại mất vài phút. Đồng hồ đếm ngược dừng lại khi còn 31 giây và tiếp tục chạy sau 2 phút 20 giây.

Tàu con thoi Atlantis mất 42 giây để biến mất hoàn toàn trên bầu trời. Sau tám phút rưỡi, tàu lên đến quỹ đạo và tắt hoàn toàn động cơ chính khi đạt tốc độ 27.000 km/giờ.

Trung tâm điều khiển tại thành phố Houston, bang Texas sau đó thông báo tàu đã lên đến quỹ đạo an toàn.

[
Nhìn lại lịch sử chương trình tàu vũ trụ con thoi của Mỹ]

Đây là chuyến bay cuối cùng của tàu con thoi Mỹ lên vũ trụ. Sau này, việc đưa các nhà du hành vũ trụ Mỹ lên không gian sẽ do tàu con thoi của Nga thực hiện với mức phí Mỹ phải trả là 56 triệu USD mỗi người.

Việc "đi nhờ" sẽ tiếp tục cho tới khi các công ty tư nhân của Mỹ chế tạo được tàu không gian để đưa các nhà du hành vũ trụ lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Trong thời gian này, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Dân sự (NASA) sẽ tập trung vào việc chế tạo các động cơ tên lửa có khả năng đưa nhà du hành đi xa hơn trong vũ trụ. Tuy nhiên, do khó khăn về ngân sách nên các chương trình của cơ quan này có thể bị trì hoãn.

Phát biểu sau khi tàu Atlantis được phóng đi, Tổng thống Mỹ Barack Obama đề ra mục tiêu cho NASA là đưa các tàu không gian có người lái tới một hành tinh khác, có thể là Sao Hỏa.

"Lần phóng này đánh dấu chuyến đi cuối cùng của tàu con thoi, nhưng nó đưa chúng ta vào kỷ nguyên mới của cuộc khám phá không bao giờ kết thúc nhằm đạt tới những giới hạn mới mà khám phá mới trong không gian," Tổng thống Mỹ nói.

Việc NASA chấm dứt chương trình sử dụng các tàu con thoi sau hơn 30 năm sử dụng đã khiến nhiều người thất vọng, đặc biệt là các nhà du hành từng làm việc trong không gian./.

                                                                    Theo TTXVN

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục