Dự án đầm Cống Tranh, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) đã cấp đất vào hành lang an toàn công trình lưới điện.

Dự án đầm Cống Tranh, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) đã cấp đất vào hành lang an toàn công trình lưới điện.

(HBĐT) - Từ năm 2003 đến nay, Công ty Điện lực Hoà Bình đã phải lập biên bản 118 trường hợp các hộ gia đình, doanh nghiệp... có nhà ở, công trình vi phạm vào hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không. Hiện tượng người dân trồng cây hoặc để cành cây vi phạm vào khoảng cách an toàn ngày càng gia tăng. Cùng với đó là việc một số địa phương cấp đất cho hộ gia đình, DN vào trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện đã gây ra nhiều khó khăn cho ngành điện trong vận hành ổn định công trình lưới điện cao áp cũng như gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe người dân.

 

Sau nhiều lần nhắc nhở nhưng gia đình ông Quách Văn Bạt, xóm Đảm, xã Chí Thiện (Lạc Sơn) vẫn không tự chặt rừng cây keo vi phạm vào hành lang an toàn công trình lưới điện cao áp khoảng cột 05 - 06, đường dây 35 KV trạm cắt Chí Thiện. Cuối tháng 6/2011, UBND huyện Lạc Sơn đã phải phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành cưỡng chế chặt hơn 100 cây keo của gia đình ông Bạt. Trao đổi về vấn đề này, ông Lương Văn Phương, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hoà Bình cho biết: Đây chỉ là một trong số rất nhiều vụ vi phạm hành lang an toàn công trình lưới điện cao áp mà ngành điện phải lập hồ sơ báo cáo vi phạm gửi đến chính quyền địa phương và các ban, ngành liên quan đề nghị cưỡng chế để đảm bảo an toàn cho lưới điện. Khi tiến hành xây dựng công trình lưới điện cao áp, chủ đầu tư đã đền bù, hỗ trợ cây trồng, công trình xây dựng cho người dân theo đúng quy định và yêu cầu người dân chỉ được trồng những loại cây ngắn ngày và tán thấp như sắn, ngô, khoai... Nhưng một số người dân vẫn cố tình trồng những loại cây tán cao như keo, luồng... và tiếp tục đòi đền bù, gây mất an toàn công trình lưới điện cao áp. Cây trồng trong hành lang và chạm vào đường dây điện cao áp, điện cao áp 35 KV đã phóng vào ngọn cây, có thể phóng điện chết người và gây mất điện bất cứ lúc nào là vấn đề nóng nhất trong bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp ở tỉnh ta. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh đang có một số điểm “mắc” khá nóng về vấn đề vi phạm vào hành lang an toàn công trình lưới điện cao áp do cây trồng như: khoảng cột 123 - 124, đường dây 373, trạm cắt Yên Nghiệp do cây trồng của 3 hộ gia đình xóm Xí Nghiệp, xã Lạc Thịnh (Yên Thuỷ); khoảng cột 166 - 168, đường dây 373, trạm cắt Yên Nghiệp do cây trồng của 2 hộ dân tiểu khu 2, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) và một số khu vực của huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc...

 

Bên cạnh việc các hộ gia đình cố tình trồng cây vi phạm hành lang an toàn công trình lưới điện, hoạt động phát triển kinh tế đã kéo theo việc xây dựng, cơi nới khiến cho hành lang an toàn công trình lưới điện cao áp bị vi phạm. Đa số các công trình xây dựng, cơi nới này đều là xây dựng không phép, không báo cáo với chính quyền địa phương cũng như ngành điện. Đồng chí Phó Giám đốc Công ty Điện lực cho biết thêm: Ngành điện đã chỉ đạo các điện lực địa phương thường xuyên kiểm tra, tiến hành nhắc nhở, lập biên bản kiểm tra khoảng cách. Khách hàng đã ký vào biên bản cam kết không vi phạm nhưng trên thực tế, có những người đã không chấp hành thực hiện. Ngành điện chỉ có thể thông báo vi phạm tới gia đình và báo cáo với chính quyền địa phương, không thể xử phạt, do đó đã không thể giải quyết được vấn đề các công trình xây dựng, cơi nới vi phạm hành lang an toàn ngày càng gia tăng. Trong một số trường hợp, nếu vi phạm đó ảnh hưởng nghiêm trọng, ngành điện buộc phải ngừng cung cấp điện vì lý do an toàn.

Thêm một thực tế hiện nay đang gây khó cho ngành điện là có địa phương tiến hành giao đất cho hộ gia đình và DN vào trong hành lang an toàn lưới điện. Quá trình giao đất là do chính quyền địa phương thực hiện, chỉ đến khi các hộ gia đình, DN... tiến hành xây dựng, ngành điện đi kiểm tra, mới phát hiện là đã vi phạm vào hành  lang an toàn lưới điện. Việc di dời, giải phóng mặt bằng lúc này sẽ trở nên rất khó khăn. TPHB và huyện Kỳ Sơn là 2 địa bàn đang diễn ra trường hợp như vậy. Không còn cách nào khác, ngành điện đành phải khắc   phục bằng cách cắm biển nguy hiểm cảnh báo các công trình  xây dựng vi phạm chân móng công trình và hành lang an toàn lưới điện.

 

Thực tế đã cho thấy, việc vi phạm an toàn hành lang công trình lưới điện cao áp trước tiên sẽ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ người dân. Ngoài ra, việc vi phạm này sẽ ảnh hưởng đến cung cấp điện ổn định, gây khó khăn cho SX, đời sống sinh hoạt. Do vậy, để bảo vệ an toàn tính mạng cho bản thân và những người dân xung quanh, các hộ gia đình cần nâng cao ý thức, tinh thần tự giác trong chấp hành quy định bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp nói chung, bảo vệ an toàn hành lang công trình lưới điện cao áp nói riêng. Ngoài ra, chính quyền các địa phương cũng cần lưu ý xem xét cẩn thận, kỹ lưỡng trước khi có quyết định giao đất tránh tình trạng giao đất vào trong hành lang an toàn lưới điện.

 

 

                                                                 Dương Liễu

 

Các tin khác


Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục