Lò gạch thủ công tại xóm Đồi 2, nằm cách gia đình Bùi Thế Yên chỉ 80m gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Lò gạch thủ công tại xóm Đồi 2, nằm cách gia đình Bùi Thế Yên chỉ 80m gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

(HBĐT) - Kim Tiến (Kim Bôi) có diện tích tự nhiên khoảng 1.576 ha nhưng có đến 9 lò gạch thủ công hoạt động. Nhiều năm qua, các cơ sở sản xuất gạch thủ công tạo ra những vùng đất lổm nhổm hố sâu, gây ô nhiễm nặng nề cho sản xuất và đời sống người dân khu vực lân cận. Mặc dù theo Quyết định 115/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì đến 31/12/2010 tất cả các lò gạch thủ công phải đóng cửa nhưng đến nay các lò gạch này vẫn hoạt động.

 

Ông Quách Tân Thản, Trưởng phòng KT-HT huyện Kim Bôi cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 15/18 cơ cơ sản xuất gạch được UBND huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với 25 lò nung đang hoạt động, trong đó chỉ có 1 lò nung sử dụng công nghệ lò đứng liên tục, còn lại là lò thủ công, dung tích từ 120 -  150 m3, công suất từ 7 - 15 vạn viên/lò. Theo kiến nghị của các cơ sở sản xuất gạch nung, đa số chưa thực hiện hết hợp đồng thuê đất nên chưa hạ thấp độ cao toàn bộ mặt bằng đã thuê, nếu chấm dứt sản xuất đúng thời điểm 31/12/2010 sẽ khó khăn cho canh tác. Các cơ sở sản xuất cũng tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận lao động địa phương, tăng nguồn thu cho ngân sách nên việc chấm dứt hoạt động các lò gạch cũng tác động nhiều đến một số lao động nông dân.

 

Ông Bùi Thế Yên ở xóm Đồi 2, xã Kim Tiến cho biết,  tổng diện tích đất của gia đình  2.000 m2 nhưng chỉ sử dụng được 1.000m2, còn lấy đất làm gạch. Mỗi tháng có đến gần 10 ngày người dân trong xóm bị ảnh hưởng nặng nề bởi khói từ các lò gạch, mùi nồng nặc bay khắp nơi, khiến nhiều người mắc bệnh đường hô hấp. Những hôm lặng gió, khói bay quẩn quanh trong vườn cây, vào nhà, vào bếp ảnh hưởng đến hoa màu, cây ăn quả. Vì vậy, việc kiến  nghị với các cấp chính quyền đóng cửa các lò gạch thủ công ở đây thực sự cần thiết.

 

Cùng với gia đình ông Yên, gia đình ông Bùi Văn Bích, Bùi Văn Nghin... ở xóm Đồi 2 cùng nhiều hộ dân ở xã Kim Tiến đều biết Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định đóng cửa tất cả các lò gạch thủ công vào cuối năm 2010. Thế nhưng cho đến nay, nhiều lò gạch vẫn hoạt động, thậm chí còn hoạt động với cường độ cao hơn, gây ô nhiễm nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt của người dân. Người dân đã nhiều lần kiến nghị, phản ảnh qua các lần tiếp xúc cử tri và các ngành của huyện nhưng mọi việc vẫn chưa hề thay đổi. ông Bùi Văn Nghin cho biết: Cách nhà ông Yên chưa đầy 80 m là một lò gạch  sừng sững nhả khói trắng đục, bên cạnh có nhiều đất và than đốt, dấu hiệu cho thấy chủ lò gạch vẫn phát huy công suất.

 

Ông Quách Công Quy, Chủ tịch UBND xã Kim Tiến cho biết: Để giải quyết khó khăn cho những hộ dân bị ảnh hưởng từ các lò gạch thủ công, xã đã yêu cầu các chủ lò gạch giải quyết hậu quả và thiệt hại khi lúa mất mùa và được trợ cấp thóc theo năm cho mỗi hộ gia đình có đất, mặt bằng sản xuất lấy đến đâu trả lại đất cho hộ dân đến đó. Xã cũng triển khai Quyết định 115/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tới chủ các lò gạch trên địa bàn xã nhưng hiện tại, vẫn đang chờ ý kiến cấp trên về việc có cho phép các lò gạch tiếp tục sản xuất đến 31/12/2011 hay không.

 

Ông Quách Tân Thản cho biết thêm: Việc kiến nghị của của người dân trong xã về nhiều lò gạch thủ công vẫn đang hoạt động là chính đáng. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất gạch thủ công kiến nghị HĐND huyện báo cáo với cấp có thẩm quyền  cho gia hạn để tiếp tục sản xuất đến hết ngày 31/12/2011. UBND huyện vẫn đang chờ ý kiến chỉ đạo của cấp trên về việc xử lý dừng hoạt động các lò gạch thủ công hay tiếp tục cấp phép SX-KD cho các cơ sở sản xuất gạch. Hiện tại, 24/25 lò tại các xã Kim Bình, Trung Bì, Kim Truy, Kim Bôi, Kim Tiến, Bắc Sơn là lò nung thủ công cải tiến đều thuộc diện phải chấm dứt hoạt động trước ngày 31/12/2010.

 

                          

                                                                                    Lưu Kỳ

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục