Sở KH-CN nghiệm thu Đề tài đánh giá hiện trạng xói mòn bề mặt gây suy giảm chất lượng đất

Sở KH-CN nghiệm thu Đề tài đánh giá hiện trạng xói mòn bề mặt gây suy giảm chất lượng đất

(HBĐT) - Ngày 27/12, Sở KH-KT Trung tâm Địa môi trường và tổ chức lãnh thổ thuộc KH-KT phối hợp với Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam tổ chức nghiệm thu Đề tài đánh giá hiện trạng xói mòn bề mặt đất, gây suy giảm chất lượng đất trên một số loại hình đất canh tác đặc trưng tại tỉnh Hoà Bình; đề xuất nhưng giải pháp khắc phục. Đề tài do kỹ sư Nguyễn Bá Nhuận thuộc Trung tâm Địa môi trường và tổ chức lãnh thổ thực hiện.

 

Qua nghiên cứu của đề tài cho thấy, trong vài chục năm trở lại đây, rừng bị tàn phá do nhiều nguyên nhân làm cho nhiều vùng đất canh tác, đất đồi núi dưới tác động của tự nhiên, các hoạt động quá mức của con người bị xói mòn, canh tác nương rẫy không cố định, đốt rừng, đất bị rửa trôi, nguy cơ sa mạc hoá diễn ra thường xuyên và ngày càng rõ rệt. Trên địa bàn toàn tỉnh đã xuất hiện 5.668,2 ha đất bị xói mòn  mạnh trơ sỏi, đá và đất dầy dưới 30cm. Nhiều diện tích có nguy cơ bị hoang mạc hoá đe doạ khá mạnh. Còn 81.583,7 ha (chiếm 17,75% diện tích tổng) đất có tầng dầy từ 30-50cm cần được đầu tư bảo vệ hoặc phát triển trồng mới. Mỗi năm, trung bình số lượng đất do xói mòn do mưa trên toàn tỉnh là trên 34,5 triệu tấn, bình quân mỗi ha đất mặt bị xói mòn là 84,6 tấn đất.

 

Trước những thực trạng đó, Đề tài kiến nghị các cấp, ngành trong tỉnh nhưng giải pháp như: áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ trên lúa; đẩy mạnh trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc, nhất là rừng đầu nguồn; tăng độ che phủ cho đất như: phủ đất, ủ gốc bằng rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp, trồng xen băng cỏ; xây dựng ruộng bậc thang, xếp tường đá, bờ đá giữ đất quanh nương cố định; chọn cây trồng thích hợp với điều kiện đất và sinh khí hậu địa phương; sắp xếp cây trồng hợp thời vụ, trồng cây trong hố, hốc, bồn, không cày bừa, xới xáo trước mùa mưa và những ngày trời mưa, thâm canh đất vườn, nương… Xác định đây là nhiệm vụ bảo vệ đất thường xuyên và quan trọng cần được các cấp lãnh đạo và nhân dân nhận thức đầy đủ trên cơ sở khoa học, quy hoạch sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, các thể chế quản lý bền vững tài nguyên đất, rừng, nguồn nước….

 

 

                                                                           Việt Lâm

 

 

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục