(HBĐT) - Tại buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu HĐND tỉnh, cử tri xã Kim Sơn (Kim Bôi) đã có kiến nghị phản ánh về tình trạng khai thác vàng trái phép trên địa bàn.

 

Cử tri đã đề nghị chính quyền huyện, tỉnh có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ để chấm dứt tình trạng khai thác vàng bữa bãi, trả lại môi trường trong lành và cuộc sống bình yên cho xóm làng. Tuy nhiên, đến trung tuần tháng 12, chúng tôi có dịp trở lại Kim Sơn vẫn được chứng kiến quang cảnh người dân khai thác vàng tất bật, hối hả như đang đào đắp, tu sửa những công trình thủy lợi để chuẩn bị vào mùa sản xuất.  

Theo người dân trong xã, việc khai thác vàng ở đây diễn ra một cách tự nhiên nên chỉ cần đi dọc trên những tuyến đường làng cũng có thể nhìn rõ, dòng nước suối thường xuyên nhuốm màu đỏ quạch.

Đến đầu xóm Mõ thì dòng nước suối trở nên đặc sánh, được bồi lên một lớp phù xa đỏ mọng. Hai bên bờ suối (những khu ruộng) đã bị lật tung trơ lại sỏi, đá và không có nước. Dọc theo con suối, từ đầu đến điểm cuối của xóm Mõ, chúng tôi đếm được  4-5 chiếc máy xúc đang miệt mài xúc đất từ những khu ruộng đổ vào một chiếc sàng có gắn động cơ được chạy hết công xuất để đãi đất, cát tìm vàng. Người dẫn đường cho chúng tôi biết: số lượng máy xúc này là còn ít , cứ như mọi khi phải có tới gần chục chiếc chạy ầm ầm suốt ngày, có khi tới 2 giờ sáng. Có vẻ như mấy “bưởng”- những người mua đất, được xã đồng ý cho khai thác vàng tranh giành không nổi chuyển sang chia chác với nhau nên  Số lượng máy đào vàng ở đây đã ít dần đi. Riêng mấy ngày chuẩn bị có đoàn Đại biểu HĐND tỉnh và huyện đến tiếp xúc cử tri tại xã thì lòng suối hoàn toàn bình yên như không hề có dấu hiệu khai thác vàng. Chỉ dòng suối đục ngầu, đặc quánh và những khu ruộng trở thành bãi đất đá lộ thiên vẫn còn nguyên hiện trạng không thể che dấu được.

Hoạt động khai thác vàng ở Kim Sơn đã diễn ra từ nhiều năm nay, từ chỗ khai thác, vận chuyển, lọc, sàng thủ công, đến nay cơ bản chuyển sang sử dụng máy móc, công nghệ nên sự tàn phá về tài nguyên, môi trường trở nên rõ nét hơn. Hiện tại, người dân đang khai thác vàng ở đồi Lộ Lèng, Mường Độm và đồi Láo, còn các khu đồi khác như Chóng Khoai, Bưa Lai... thì đã khai thác từ trước, giờ lòng núi đã biến thành những hầm địa đạo. Nhìn ngọn đồi vững trãi là vậy nhưng bên trong đã trở nên rỗng tuếch, nhiều chỗ vết nứt đã lọt cả bàn chân người, hiểm họa sập núi đang rất cận kề. Hơn thế, nguồn nước chảy từ trên đồi xuống khu dân cư giờ đây luôn đặc váng dầu mỡ khiến người dân không còn  dám sử dụng.

Như những gì mà chúng tôi đang tận mắt chứng kiến thì vào mùa nông nhàn, tình trạng khai thác vàng ở Kim Sơn càng trở nên sôi động. Gần như ai có ruộng, vườn thì cứ việc đào, hoặc bán cho người khác đào vàng.  Nhìn những khu ruộng, vườn, đồi,  núi bị đào bới tứ tung, những người ở nơi khác nhìn vào có cảm giác xót xa, nhưng dường như những người dân sở tại thì không mấy quan tâm vì họ đang chỉ nhìn tới cái lợi trước mắt mà chưa nghĩ đến những hệ lụy lâu dài. Người người, nhà nhà đi đào vàng, thêm vào đó là một số lượng không nhỏ người dân tứ xứ đến từ các huyện, tỉnh khác khiến cho tình hình ANTT của xã trở nên hỗn độn. Thi thoảng lại có vụ đánh, chửi nhau, thậm chí thanh toán lẫn nhau vì tranh chấp đất đai, địa bàn. Còn về môi trường thì đã rõ. Đã có nhiều khu ruộng cấy lúa được sử dụng vào mục đích khai thác vàng đến nay bỏ hoang đến cỏ dại cũng chỉ mọc thành từng cụm. Nước trong tình trạng ô nhiễm nên cá, tôm ngày một ít dần và người dân thì không còn yên tâm khi sử dụng nguồn nước từ chân đồi, khe suối để phục vụ cho sinh hoạt.

Sống ở Kim Sơn, nhưng cũng có nhiều người dân không tham gia  khai thác vàng và họ là những người luôn bất bình với tình trạng khai thác vàng bừa bãi đó. Họ có lên tiếng nhưng không được chính quyền quan tâm và đã đặt ra câu hỏi: chính quyền xã làm ngơ, hay đã cố tình bao che cho những cá nhân, tập thể khai thác vàng trái phép? Và cũng không biết đến bao giờ tình trạng khai thác vàng như hiện tại mới chấm dứt, trả lại môi trường trong lành và cuộc sống bình yên như vốn có.

 

                                                                                    P.B.Đ 

 

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục