Nhóm FSpace thuyết trình và trả lời các câu hỏi từ ban giám khảo.

Nhóm FSpace thuyết trình và trả lời các câu hỏi từ ban giám khảo.

Ngày 7/2/2012, nhóm tác giả đến từ Phòng nghiên cứu không gian FSpace, Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT, Trường Đại học FPT đã giành giải thưởng cao nhất Cuộc thi tìm kiếm giải pháp công nghệ cứu ngư dân trước thảm họa bão do Tập đoàn Hàng không Vũ trụ và Quốc phòng Châu Âu (EADS) tổ chức.

 

Đây là cuộc thi tìm kiếm giải pháp công nghệ của EADS lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Tham gia cuộc thi gồm các đơn vị đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu trong cả nước.

Cuộc thi được khởi động từ tháng 10/2011. Các đội tham gia phải trải qua 2 vòng thi, vòng 1 là viết đề án gửi qua mạng cho ban tổ chức duyệt, vòng 2 là thuyết trình và bảo vệ ý tưởng tại văn phòng EADS tại Hà Nội.

Chủ đề cuộc thi đưa ra khuyến khích các tác giả tìm kiếm giải pháp công nghệ để giảm thiểu thiệt hại về người cho ngư dân trước thảm họa bão. Sau khi tìm hiểu, phân tích thông tin, dựa trên các kết quả thực nghiệm về liên lạc tầm xa trên băng tần HF (dựa vào phản xạ tầng điện li) và qua phản xạ bề mặt Mặt Trăng, nhóm nghiên cứu không gian FSpace (Viện nghiên cứu công nghệ FPT) đã đưa ra giải pháp liên lạc dạng số (digital communication) cho các tàu cá với các trạm bờ trên băng tần HF và kênh liên lạc dự phòng thông qua chùm vệ tinh nhỏ trên băng tần VHF/UHF.

Điểm độc đáo của giải pháp công nghệ này là việc tận dụng tối đa các trang thiết bị liên lạc hiện có trên tàu cá, duy trì phương thức đàm thoại SSB truyền thống và bổ sung phương thức điều chế tín hiệu số tiên tiến có độ tin cậy cao (có thể giải điều chế tín hiệu với hệ số SNR rất thấp tới -29dB), sử dụng băng thông rất nhỏ (cỡ 6Hz) đồng thời hỗ trợ đa truy cập cho tối đa 30,000 tàu cá. Thiết bị đầu cuối lắp trên tàu cá có tính năng tự động thu thập các bản tin dự báo thời tiết hay dự đoán đường đi của bão và tự động cảnh báo giúp ngư dân tránh nạn cũng như tự động phát tín hiệu cấp cứu về bờ và các tàu xung quanh trong trường hợp khẩn cấp. Bên cạnh đó, ý tưởng thiết kế chùm vệ tinh nhỏ (nano-satellite) với khối lượng 3kg làm nhiệm vụ trung chuyển các gói tin cũng như giám sát hoạt động tàu biển cũng được ban giám khảo đánh giá cao. Quan trọng hơn cả chính là các kỹ sư trẻ và sinh viên Việt Nam có thể tự đứng ra đảm nhận công việc thiết kế và triển khai ý tưởng.
 

Trước thực tế mỗi năm có hàng trăm ngư dân Việt Nam bị thiệt mạng sau mỗi mùa mưa bão, Tập đoàn Hàng không Vũ trụ và Quốc phòng Châu Âu (EADS) đã tổ chức Cuộc thi tìm kiếm giải pháp công nghệ cứu ngư dân trước thảm họa bão như một trong những nỗ lực dùng công nghệ để giảm thiểu thảm kịch này mỗi năm.

Tháng 10/2011, lần đầu tiên cuộc thi chính thức được khởi động tại Việt Nam, mở đầu cho chuỗi 3 cuộc thi về chủ đề này mà EADS sẽ tổ chức liên tiếp trong 3 năm 2011, 2012, 2013. Cuộc thi đầu tiên nhằm vào các giải pháp giúp cảnh báo sớm ngư dân về các cơn bão. Cuộc thi thứ hai (năm 2012) hướng tới các giải pháp nhằm giúp ngư dân tránh bão sau khi đã có cảnh báo. Cuộc thi thứ ba (năm 2013) sẽ đưa ra các thử nghiệm thực tế dựa vào các giải pháp tích hợp từ các cuộc thi trước đó.

Nhóm nghiên cứu không gian FSpace - Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT trực thuộc Trường Đại học FPT quy tụ các kỹ sư trẻ và sinh viên có đam mê nghiên cứu lĩnh vực hàng không – không gian, điện tử, vô tuyến điện, tự động hóa... Hiện FSpace đã tự chế tạo được một vệ tinh nhỏ tên gọi F-1 và đang trao đổi với đối tác nước ngoài để thuê phóng vệ tinh này lên vũ trụ, phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu vào giữa năm 2012.

 

                                                          Theo HaNoiMoi

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục