Diện tích lúa mới cấy của xã Dân Chủ và Yên Mông (TP Hòa Bình) đang bị ốc bươu vàng phá mạnh (Trong ảnh: Nông dân xóm Bún, xã Yên Mông sử dụng thuốc diệt trừ ốc bươu vàng hại lúa thường ở các ruộng trũng- Ảnh: P.V).

Diện tích lúa mới cấy của xã Dân Chủ và Yên Mông (TP Hòa Bình) đang bị ốc bươu vàng phá mạnh (Trong ảnh: Nông dân xóm Bún, xã Yên Mông sử dụng thuốc diệt trừ ốc bươu vàng hại lúa thường ở các ruộng trũng- Ảnh: P.V).

(HBĐT) - Đến nay, toàn tỉnh đã cấy được gần 5.000 ha. Tuy nhiên, sau cấy, ốc bươu vàng đã bắt đầu xuất hiện trên lúa mới với mật độ phổ biến từ 1-3 con/m2, đang có xu hướng tăng nhanh mật độ và diện phân bố.

 

Từ nay đến trung tuần tháng 3 là cao điểm gây hại của ốc bươu vàng trên diện tích lúa mới cấy, đẻ nhánh, nhiều ruộng phải cấy dặm, cấy lại nếu không ngăn chặn hiệu quả. ông Nguyễn Hồng Yến, Chi cục Phó Chi cục BVTV cho biết: Nguồn giống ốc bươu vàng được lưu ở ruộng nhiễm ốc từ vụ mùa năm ngoái. Khi hết vụ ốc có thể vùi trong đất hàng mét. Đến vụ mới, khi gặp nước và thời tiết thuận lợi, ốc sinh sôi và di cư theo nước vào ruộng nở thành con gây hại cho lúa. 

 

Để phòng - chống ốc bươu vàng hại lúa, vừa qua, Chi cục BVTV có công văn đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các ngành chức năng triển khai khoanh vùng, thống kê diện tích những nơi có ốc bươu vàng, chú ý những nơi sử dụng nguồn nước từ các hồ, đầm chứa có sẵn ốc bươu vàng, vùng ổ cũ và những khu vực gieo sạ thẳng. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi hộ gia đình, người dân trong việc diệt trừ ốc bươu vàng, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của Thủ tướng Chính chủ về cấm nuôi và diệt trừ ngay ốc bươu vàng. Giao trách nhiệm cho các tập thể, cá nhân quản lý, sử dụng các ao, hồ, đầm, kênh mương trong việc nhân nuôi, mua bán ốc bươu vàng, áp dụng các biện pháp diệt trừ ốc bươu vàng, ngăn chặn sự lây lan của ốc ra đồng ruộng.

 

Đối với người dân, thường xuyên huy động nhân lực thu, bắt ốc, trứng ốc; cắm cọc ven bờ và rải rác khắp ruộng, đầu nguồn nước, dọc theo rãnh nước để thu hút ốc bươu vàng đến đẻ trứng. Việc làm này phải thường xuyên, liên tục từ lúc gieo sạ, cấy cho đến thu hoạch, bắt ốc vào sáng sớm hoặc chiều tối là có hiệu quả cao nhất vì lúc này ốc hoạt động rất mạnh. Dùng phên, lưới có mắt nhỏ chắn những nơi lấy nước để ngăn cản sự di chuyển của ốc bươu vàng, đồng thời dễ dàng thu bắt. Sử dụng cây mạ non, những loại lá cây là thức ăn của ốc bươu vàng (lá sắn, lá bắp cải, khoai lang, khoai sọ...) làm chất dẫn dụ để thu bắt ốc.

 

Trước khi gieo sạ hoặc cấy nên đánh rãnh xung quanh ruộng hay làm thành từng liếp nhỏ vừa cho lối đi để thuận tiện cho việc chăm sóc bón phân và phun thuốc , sau đó rút cạn nước trong ruộng hoặc đào hố ở các mương nước (cách 10 - 15 m/hố), rút cạn nước trong mương, ốc sẽ tập trung trong các rãnh, hố đào, dễ bề thu bắt hay xử lý thuốc. Thời kỳ lúa đẻ nhánh có thể thả vịt vào ruộng để bắt ốc con. Những ao, hồ, đầm có  thể thả thêm cá chép, cá   trắm đen.

 

Những nơi ốc bươu vàng sống tập trung nếu chủ động nước có thể sử dụng một số loại thuốc diệt trừ ốc bươu vàng như Pazol 700W, Viniclo 70WP, Tob 1.25H, 1.88H, Bolis 6B, 10B. Deadline Bullets 4%, Yellow - Y4 BR, Npiodan 800WP, Dioto 830WDG... hay những thuốc có cùng hoạt chất, liều lượng sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì. Trên những chân ruộng đầu nguồn nước có nuôi thủy sản không nên sử dụng những thuốc có tính độc cao với động vật thuỷ sinh. Không sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật có gốc Endosulfan (như Thiodan, Thiodol, Thasodant, Tigiodan, Endosol, Cyclodan) hoặc Sulffat đồng (phèn xanh) để diệt ốc bươu vàng vì gây hại cho người, thủy sản và làm ô nhiễm môi trường nước. Đối với những ruộng mới cấy hay ruộng lúa đang đẻ nhánh bị   ốc bươu vàng gây mất khoảng nên  giữ mực nước xâm xấp  để hạn chế sự di chuyển và phát tán gây hại của ốc bươu vàng. Đồng thời cần dặm bổ sung ngay kết hợp với tăng cường khâu chăm sóc, bón phân để thúc đẩy sự đẻ nhánh của cây lúa.        

 

 

                                                                                  Việt Lâm

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục