Nông dân xã Yên Mông, TPHB cấy giống lúa lai Nhị ưu 64 theo mật độ 35-40 khóm/mét vuông).

Nông dân xã Yên Mông, TPHB cấy giống lúa lai Nhị ưu 64 theo mật độ 35-40 khóm/mét vuông).

(HBĐT) - Đó là khuyến cáo của Chi cục BVTV sau khi theo dõi, phát hiện, dự báo các đối tượng sâu bệnh đang và sẽ gây hại cho diện tích mạ xuân và lúa mới cấy hiện nay. Theo nhận định của ngành chức năng, các đối tượng cần chủ động phòng trừ gồm có: tập đoàn rầy (nâu, lưng trắng, nâu nhỏ), tập đoàn nấm, ốc bươu vàng, bọ trĩ, chuột...

 

Đến cuối tháng 2, toàn tỉnh đã gieo khoảng 900 tấn mạ xuân, diện tích cấy đạt trên 8.300 ha, chiếm gần 55% diện tích làm đất. Theo Sở NN&PTNT, các địa phương đã cơ bản hoàn tất khâu làm đất, đang tập trung chăm sóc diện tích trà xuân sớm và chính vụ, đồng thời khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để gieo cấy trà xuân muộn (dự kiến chiếm khoảng từ 45 – 50% tổng diện tích gieo cấy). Như vậy, đến thời điểm đầu tháng 3, toàn tỉnh sẽ hoàn thành kế hoạch gieo cấy lúa chiêm - xuân 2012 theo đúng khung thời vụ, cơ cấu các trà lúa và lịch gieo cấy đã được ngành chức năng khuyến cáo.

 

Qua theo dõi tình hình dịch hại trên mạ xuân và lúa mới cấy hiện nay, Chi cục BVTV cho biết: Tập đoàn rầy và bọ trĩ tiếp tục xuất hiện và gây hại rải rác với mật độ phổ biến của tập đoàn rầy là 10 – 20 con/m2, rầy phổ biến tuổi trưởng thành; mật độ phổ biến của bọ trĩ là 30 – 50 con/m2, bọ trĩ trưởng thành. Ngoài ra, tập đoàn nấm đã xuất hiện trên các trà mạ đã gieo với tỷ lệ hại phổ biến 3 – 7% số dảnh, cục bộ có ruộng 40 – 50% số dảnh, gây chết từng chòm. Dịch ốc bươu vàng cũng đã xuất hiện từ đầu tháng 1, gây hại cục bộ từng ruộng, từng vùng trên lúa mới cấy. Căn cứ tình hình hiện nay, Chi cục BVTV dự báo thời gian tới, các đối tượng này sẽ tiếp tục gây hại trên các trà mạ đã gieo. Cụ thể: Nếu tập đoàn rầy di trú có rầy mang mầm bệnh virus (lùn sọc đen, vàng lùn, lùn xoắn lá) thì bệnh sẽ biểu hiện ngay trên mạ khi thời tiết ấm; nấm bệnh có thể lây lan trên ruộng mạ đã gieo gây chết từng chòm hay cả luống mạ, hại nặng những ruộng gieo quá dày; bệnh đạo ôn có thể xuất hiện, gây hại trên giống nhiễm và vùng ổ bệnh cũ; sâu đục thân hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ vũ hóa và đẻ trứng rải rác, sâu non gây hại diện hẹp; ốc bươu vàng nhiều khả năng sẽ lây lan, gây hại mạnh hơn cùng kỳ năm 2011; các đối tượng khác như chuột, dòi đục nõn, bệnh nghẹt rễ... dự kiến cũng sẽ xuất hiện, ảnh hưởng xấu đến chất lượng các trà lúa.

 

Nhấn mạnh việc chủ động phòng trừ sâu bệnh cho các trà lúa xuân, Chi cục BVTV khuyến cáo bà con nông dân cần thăm đồng thường xuyên, theo dõi chặt diễn biến của sâu bệnh để kịp thời triển khai các biện pháp phòng trừ đã được hướng dẫn. Song song với việc đảm bảo thực hiện tốt các kỹ thuật chăm sóc lúa, bà con cần chú ý thời điểm và mức độ gây hại của các đối tượng dịch hại để chủ động phòng trừ: cao điểm gây hại của tập đoàn rầy thường từ giữa tháng 4 đến trung tuần tháng 5; sâu đục thân lứa 2 hại diện rộng trên diện tích lúa trỗ từ đầu đến cuối tháng 5; sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên các trà lúa từ đầu đến giữa tháng 4; chuột hại diện rộng với cao điểm gây hại từ giữa tháng 3 đến  giữa tháng 5... Đặc biệt, bệnh virus (vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen) là những bệnh cần đặc biệt quan tâm chú ý ngay từ khi gieo mạ do môi giới truyền bệnh là rầy nâu, rầy lưng trắng hoặc rầy nâu nhỏ. Chính vì vậy, cần theo dõi sát và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa theo hướng dẫn./.

 

 

                                                                        Thu Trang

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục