(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có diện tích đất tự nhiên 55.103,38 ha, trong đó, đất sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chiếm chủ yếu. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là thực hiện các nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy về định hướng phát triển KH-CN, Đảng bộ huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa NQ của Đảng về KH-CN thành chương trình hành động phát triển khoa học - công nghệ, áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp trên địa bàn huyện.

 

Trong nông nghiệp, huyện đã tích cực chỉ đạo, vận động nông dân đưa các giống lúa lai, ngô lai, các loại cây hoa màu khác có năng suất cao vào sản xuất như giống BC15, TBR 36, TBR 45, TBR1  thay thế các giống lúa có chất lượng, năng suất thấp như Khang Dân, Q5... Ngoài ra, huyện cũng vận động nông dân trồng các loại cây lương thực như sắn, dong riềng... canh tác các loại rau màu, cây công nghiệp và một số loại cây đặc sản phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương như: đậu, các loại rau, bí xanh, khoai tây, mướp đắng, dưa hấu... Để kịp thời và không ngừng đưa các tiến bộ KH-KT vào tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống cho người dân, hàng năm, huyện chỉ đạo trạm KN-KL phối hợp với các tổ chức, đoàn thể mở các lớp chuyển giao KH-KT cho nông dân. Năm 2011, đã xây dựng được 52 mô hình trình diễn tại 80 điểm và có 1.218 hộ tham gia; tổ chức 302 lớp tập huấn chuyển giao KH-KT cho 13.514 lượt nông dân... Nhờ vậy, sau 10 năm triển khai áp dụng các tiến bộ KH-KT vào đồng ruộng, diện tích gieo trồng, năng suất, chất lượng trên mỗi loại cây lương thực và hoa màu ngày càng tăng lên. Tổng diện tích gieo trồng năm 2001 đạt 17.520,4 ha, tăng 17.855,5 ha vào năm 2011. Năng suất lúa đạt 38 tạ/ha (năm 2001) tăng lên 53,74 tạ/ha; năng suất ngô đạt 20 tạ/ha (năm 2001) tăng lên 46,72 tạ/ha (năm 2011). Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 38.368 tấn (năm 2001), tăng lên 53.676 tấn (năm 2011). Bình quân lương thực đầu người đạt 300 kg/năm (năm 2001) tăng lên 483 kg/năm (năm 2011).

 

Trong chăn nuôi, huyện đã chỉ đạo các phòng chức năng định hướng cho nông dân phát triển mạnh giống lợn trắng hướng nạc, nhím giống thương phẩm, lợn bản địa lai lợn rừng, vịt siêu trứng, gà công nghiệp, ngan lai... Công nghệ tiên tiến ngày càng được nông dân áp dụng phổ biến đem lại năng suất, chất lượng ngày càng cao. Đã có  nhiều dự án chăn nuôi công nghiệp với quy mô lớn trên địa bàn; đã thực hiện được 35 dự án trồng cỏ nuôi bò tại chuồng ở các xã trong toàn huyện.  Công tác thú y được huyện quan tâm chú trọng, việc tiêm phòng cho gia súc, gia cầm được tăng cường, đi vào nề nếp đã hạn chế được các loại dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Đã xây dựng và bước đầu thực hiện đề án cánh đồng cho thu nhập cao và đề án phát triển chăn nuôi; một số phương pháp khuyến nông mới như PTD, FFS được áp dụng thực hiện và đem lại hiệu quả. Do vậy, số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng lên. Năm 2001, tổng đàn bò là 5.926 con, tăng lên  7.101 con (năm 2011).  Tổng đàn gia cầm (năm 2001) là 533.534 con, tăng lên 846.000 con vào năm 2011.

 

Nuôi, trồng thủy sản và lâm nghiệp cũng được các cấp ủy, chính quyền trong huyện quan tâm chỉ đạo và có bước phát triển tốt. Hệ thống công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu và nuôi thả cá thường xuyên được duy tu, bảo dưỡng, cải tạo. Các loại cá đem lại hiệu quả kinh tế cao như: chép, trắm đen, rô phi đơn tínhđược bà con nuôi thả, đem lại thu nhập cho người dân. Tổng diện tích nuôi thả trong toàn huyện năm 2011 là 168 ha, sản lượng đánh bắt cả năm đạt 258 tấn. Trong lâm nghiệp, huyện đã vận động, định hướng cho nông dân trồng các loại cây vừa có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, vừa đem lại giá trị kinh tế cao như: tre Bát Độ, luồng, keo tai tượng, các loại cây ăn quả như: nhãn, vải... Năm 2011, rừng trồng mới đạt 1.331 ha.

 

Với những nỗ lực, cố gắng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân huyện Kim Bôi trong việc áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất nông - lâm nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao mức sống, góp phần XĐ-GN cho người nông dân. Năm 2011, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đạt 378,53 tỷ đồng, thu  nhập bình quân nâng lên 5,7 triệu đồng/người/năm.

                       

 

                                                       Văn Tuấn

                                          (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

 

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục