Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xóm Quán Sơn, xã Cao Thắng (Lương Sơn) đặt máy nghiền đá ngay trên mặt đường gây ô nhiễm môi trường.

Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xóm Quán Sơn, xã Cao Thắng (Lương Sơn) đặt máy nghiền đá ngay trên mặt đường gây ô nhiễm môi trường.

(HBĐT) - Theo thống kê, trên địa bàn huyện Lương Sơn hiện có 116 dự án được cấp phép đầu tư và có 66 dự án đã, đang khai thác khoáng sản nhiều điểm mỏ lớn, nhỏ khác nhau, phần lớn là khai thác đá. Tuy nhiên, hầu hết các khu khai thác, chế biến nguyên liệu tại đây lại không có biện pháp xử lý, giảm thiểu bụi, khí thải, tiếng ồn khiến công tác bảo vệ môi trường trở thành vấn đề bức xúc, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân.

 

Cùng đoàn khảo sát của phòng TN&MT huyện, chúng tôi đi thực tế tại một số mỏ khai thác đá trên địa bàn huyện. Từ đầu chợ Bến (Cao Dương), đường vào các mỏ khai thác đá đường gập ghềnh. Hàng chục chiếc xe tải chở đá cuốn bụi nhuộm đỏ cây cỏ hai bên đường nối đuôi nhau chạy cuốn theo từng đợt bụi phủ trắng xóa cả khu vực. Chỉ tính trong khoảng 4 km mà có đến gần chục cơ sở khai thác đá có diện tích khai thác trên 10 ha của 2 xã Cao Dương và Cao Thắng. Không khí ngột ngạt bởi khói bụi bao trùm cùng với tiếng máy khoan đá, máy nghiền. Trong môi trường dưới chân là đá, trên đầu là nắng, không khí để thở là bụi đá, phương tiện trang bị duy nhất của công nhân chỉ đơn giản là khẩu trang. Đáng báo động hơn, một số doanh nghiệp đã để nhiều máy nghiền đá bụi mù ngay trên trục đường nối từ xã Cao Thắng sang huyện Mỹ Đức (Hà Nội). 

Nhiều người dân sống ở đây  búc xúc vì bụi của máy nghiền và ôtô chở đá chạy qua ảnh hưởng đến sức khỏe. Bác Quách Thị Hoa, 60 tuổi ở xóm Quán Sơn, xã Cao Thắng cho biết: Gia đình sống ở đây cũng đã gần 20 năm, nhà giáp mặt đường nên việc nghiền đá ngay tại mặt đường, xe ô tô chạy qua nhà tính cả ngày có khi đến hàng trăm lượt qua, gia đình đã phải làm cửa kính nhưng cũng không ăn thua. Gia đình đã nhiều lần gửi đơn lên xã Cao Thắng nhưng vẫn chưa có hồi âm. Mong cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các cấp, ngành can thiệp, có hướng giải quyết giúp cho các hộ dân ở đây an tâm sinh sống, công tác. Bà Nguyễn Thị Tuyến, xóm Quán Sơn cho biết thêm: Tình trạng ô nhiễm bụi do khai thác, vận chuyển và nghiền đá đang ở mức đáng báo động, đặc biệt là trên tuyến đường nối giữa xã Cao Thắng và huyện Mỹ Đức (Hà Nội) có nhiều máy nghiền đá đặt trên trục đường chính luôn hoạt động hết công suất, nhả bụi ra cả ngày. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn chưa có biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm. Chính quyền xã không có biện pháp xử lý triệt để, do vậy người dân đành phải sống chung với bụi. 

Đồng chí Nguyễn Khắc Yến, cán bộ phòng TN-MT huyện cho biết: Nguyên nhân và các đối tượng gây bụi cũng đã được xác định nhưng việc xử lý rất khó khăn do lực lượng chuyên môn của huyện quá mỏng, trang thiết bị chuyên ngành không có, thẩm quyền của huyện chỉ có hạn nên không thể kiểm tra, xử phạt mạnh tay các doanh nghiệp gây vi phạm. Những khó khăn cộng với ý thức kém của các doanh nghiệp khiến tình trạng ô nhiễm bụi ở Lương Sơn đang là vấn đề đáng báo động.  

Khi chúng tôi rời các mỏ đá tại xã Cao Dương và Cao Thắng vào hồi 11h30’,  các xe chở đá vẫn nối đuôi nhau chạy không ngừng nghỉ. Điều chúng tôi cảm nhận là ở những nơi có dự án khai thác mỏ, môi trường sống đang bị ô nhiễm, đường giao thông bị xuống cấp. Các doanh nghiệp trong quá trình khai thác chưa coi trọng đúng mức bảo vệ môi trường, các chỉ tiêu về tiếng ồn, nồng độ bụi trong không khí đều vượt ngưỡng cho phép hàng chục lần. Hầu hết các mỏ đá đều khai thác không đúng quy trình kỹ thuật nên việc đảm bảo ATVSLĐ, PCCN là một vấn đề đặt ra mà các cấp chính quyền cần sớm có hướng giải quyết kịp thời, triệt để.

                                            

                                                  Lưu Kỳ

 

Các tin khác


Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục