Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh là một trong những đơn vị đã sử dụng phần mềm quản lý phục vụ cho công tác chuyên môn.

Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh là một trong những đơn vị đã sử dụng phần mềm quản lý phục vụ cho công tác chuyên môn.

(HBĐT) - Cùng tham gia thảo luận nhằm tìm ra những giải pháp thực hiện có hiệu quả công cuộc cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2011-2020, đồng chí Văn Hồng Thanh, Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông đưa ra nhận định: Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những động lực quan trọng góp phần vào sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. ứng dụng CNTT sẽ góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh, giảm bớt thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp tốt hơn.

 

Nhận thức rõ tầm quan trọng của CNTT, việc ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà nước, những năm qua, Sở TT&TT đã tham mưu giúp Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể triển khai, thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về  “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH”. Theo đó, hạ tầng CNTT trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh từng bước được đầu tư. Theo số liệu điều tra của tỉnh, năm 2011, tổng số máy tính trong các cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận và các tổ chức, đoàn thể sự nghiệp trong tỉnh là 4.672 máy đã được kết nối mạng. 50% số CB,CC, VC biết sử dụng máy tính phục vụ cho công việc. 49/57 sở, ngành có bộ phận hoặc cán bộ phụ trách về CNTT. Theo khảo sát, đánh giá của ngành Thông tin - truyền thông, việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước đã từng bước phát huy hiệu quả. Thời gian qua, Cổng thông tin điện tử, Báo Hòa Bình điện tử, Đài PT-TH tỉnh cùng với hệ thống thư điện tử tỉnh và 23 website của các huyện, sở, ngành, đơn vị sự nghiệp đã tạo ra hệ thống thông tin đa dạng, phong phú, tạo điều kiện tốt cho nhân dân và doanh nghiệp tiếp cận được thông tin. Hệ thống phần mềm chuyên ngành được các đơn vị đưa vào sử dụng có hiệu quả. Hệ thống truyền hình hội nghị được triển khai phục vụ việc chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh tới tất cả các huyện, thành phố, góp phần giảm chi phí hội họp, đi lại cho các cấp, ngành. Vai trò của CNTT trong CCHCNN đã được thể hiện rõ... Tuy nhiên, cho đến nay, việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế. Hạ tầng CNTT trong các cơ quan Nhà nước đa số còn yếu, nhiều cơ quan chưa có mạng nội bộ (mạng LAN) và chưa hình thành được mạng diện rộng của tỉnh (mạng WAN), các phần mềm ứng dụng mới chỉ được sử dụng ở một số ngành...

 

Để thực hiện Nghị quyết 30c/ NQ-CP của Chính phủ về CCHC giai đoạn 2011 - 2020 và chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011 - 2015, thời gian tới, tỉnh ta tập trung tuyên truyền nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò, vị trí CNTT trong sự nghiệp phát triển KT-XH. Các cơ quan, tổ chức cần coi việc ứng dụng CNTT là nhiệm vụ quan trọng và thực hiện một cách thường xuyên. Muốn thực hiện được điều đó, cán bộ lãnh đạo phải là người gương mẫu trong học tập và ứng dụng CNTT trong điều hành, giải quyết công việc. Đẩy mạnh sử dụng hệ thống thư điện tử của tỉnh trong giao dịch, trao đổi công tác giữa cơ quan Nhà nước, giữa các CB, CC các ngành, cấp tạo thành thói quen sử dụng thư điện tử trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Xây dựng lộ trình số hóa các cơ sở dữ liệu  hiện có, xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của tỉnh. Tổ chức khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành, quy hoạch và hoạch định chính sách phát triển KT-XH. Chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp với nhiều chương trình, cấp độ, nhiều hình thức đào tạo khác nhau. Các cơ quan, tổ chức cần quan tâm tuyển dụng mới, bố trí cán bộ hiện có học tập, nâng cao về CNTT đáp ứng nhu cầu tin học hóa và CCHC.

 

Thời gian qua, tỉnh đã ban hành và triển khai một số chỉ thị, nghị quyết về phát triển CNTT và truyền thông giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, để tạo được sự chuyển biến mới cả về nhận thức và ứng dụng phần mềm chuyên dụng, đặc biệt là các phần mềm về thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công, “một cửa”, thời gian tới, tỉnh bố trí nguồn lực đầu tư để đẩy nhanh xây dựng hạ tầng CNTT cho các sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố tạo nền tảng cho việc triển khai đồng bộ các phần mềm ứng dụng. Trọng tâm là triển khai, ứng dụng phần mềm quản lý văn bản hồ sơ công việc, hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp trong các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, tiến tới xây dựng hệ thống văn phòng điện tử trên diện rộng toàn tỉnh. Nâng cấp phát triển và cung cấp các thông tin về dịch vụ hành chính công mức độ 3 trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các webside của các sở, ngành, UBND huyện, thành phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN trong giao dịch với các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, góp phần cải cách thủ tục hành chính, tiếp cận chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

 

 

                                                              Thúy Hằng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)
Đám cháy đồi keo bùng phát tại khu vực km 70 + 500 - quốc lộ 6, đoạn qua địa bàn tổ 26, phường Đồng Tiến, thành phố Hoà Bình.
Công ty CP Môi trường đô thị Hoà Bình huy động nhiều nguồn lực trồng hoa trên các trục đường thành phố.

Những loại hàng hóa phải chịu thuế bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Ông Phạm Minh Tuấn ở thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) hỏi: Những loại hàng hóa nào phải chịu thuế bảo vệ môi trường?

Chụp X-quang nha khoa có thể gây ung thư não

Nghiên cứu của các chuyên gia Hội ung thư học Mỹ đã chứng minh chụp phim răng lợi khi chữa răng liên quan đến u não.

Cặp song sinh với niềm đam mê sáng tạo tin học

Làm quen với công nghệ thông tin (CNTT) từ năm lớp 10, đến nay, cặp song sinh Lê Hoàng Anh, Lê Anh Tiến (TP Ðà Nẵng) đã sáng tạo rất nhiều phần mềm CNTT được ứng dụng vào thực tế. Năm nay, hai anh em Hoàng Anh và Anh Tiến lại bước thêm một bước mới trong sự sáng tạo của mình: Huy chương vàng tại Triển lãm quốc tế sáng chế dành cho thanh, thiếu niên năm 2012 với phần mềm "Nhận diện dấu vân tay".

Kim Bôi: Hiệu quả từ việc áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có diện tích đất tự nhiên 55.103,38 ha, trong đó, đất sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chiếm chủ yếu. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là thực hiện các nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy về định hướng phát triển KH-CN, Đảng bộ huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa NQ của Đảng về KH-CN thành chương trình hành động phát triển khoa học - công nghệ, áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp trên địa bàn huyện.

Tăng tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận với nước sinh hoạt hợp vệ sinh

(HBĐT) - Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và VSMTNT đã cải thiện đáng kể điều kiện sống, nâng cao nhận thức của người dân khu vực nông thôn và góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn.

Không lơ là với dịch bệnh trên lúa vụ chiêm - xuân

(HBĐT) - Đến thời điểm này, lúa xuân trà sớm đang phân hoá đòng, trà chính vụ đứng cái, trà muộn cuối đang đẻ nhánh. Theo thống kê của Chi cục BVTV, hiện nay, tập đoàn rầy đang ở mức độ phổ biến 50-100 con/m2, cao 200 - 300con/m2 tại các huyện Lạc Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi, cá biệt có ruộng 1.000 - 2.000 con/m2 ở Kim Bôi, rầy cám lứa 2 bắt đầu nở rộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục