Các đơn vị, doanh nghiệp tại bến Thịnh Minh, phường Thịnh Lang (TPHB) vẫn duy trì việc kinh doanh tập kết cát ra giữa dòng sông, trong khi Nhà máy thủy điện Hòa Bình vẫn xả lũ. ảnh chụp ngày 2/8/2012 tại bến Thịnh Minh, phường Thịnh Lang (TPHB).

Các đơn vị, doanh nghiệp tại bến Thịnh Minh, phường Thịnh Lang (TPHB) vẫn duy trì việc kinh doanh tập kết cát ra giữa dòng sông, trong khi Nhà máy thủy điện Hòa Bình vẫn xả lũ. ảnh chụp ngày 2/8/2012 tại bến Thịnh Minh, phường Thịnh Lang (TPHB).

(HBĐT) - Dòng sông Đà, đoạn đi qua TPHB đang bị một số doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD) lấn chiếm, tập kết cát, sỏi khu vực hạ lưu đập thuỷ điện khiến dòng chảy của sông ít nhiều bị thay đổi. Các cơ quan thông tin đại chúng đã nhiều lần phản ánh về tình trạng đổ đất, đá lấn chiếm dòng sông để mở rộng mặt bằng kinh doanh, tuy nhiên, tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn, gây ảnh hưởng đến việc thoát lũ và nguy cơ sạt lở 2 bên bờ sông.

 

Đi dọc sông Đà, từ cầu cứng Hòa Bình xuống cầu Đồng Tiến có thể thấy những mũi cát được lấn ra gần giữa dòng sông. Hàng nghìn m3 đất, cát của một số đơn vị kinh doanh khai thác cát, sỏi ở hạ lưu đập thủy điện Hoà Bình đổ xuống mép sông để mở rộng mặt bằng. Điều đáng nói là tình trạng đổ đất, đá lấn chiếm lòng sông Đà đang diễn ra khá phổ biến với tính chất ngày càng phức tạp, gây ảnh hưởng đến việc thoát lũ được các cơ quan thông tin đại chúng nhiều lần phản ánh từ mùa mưa bão năm 2011. Nhưng đến nay tình trạng này vẫn không được cải thiện. Không những vậy, tại bến Thịnh Minh thuộc phường Thịnh Lang (TPHB), nhiều đơn vị thuê đất để làm bãi tập kết vật liệu còn xây dựng công trình kiên cố trên mặt bằng được thuê. Có những đoạn sông trước kia có thể chạy xuồng máy thoải mái, giờ đây bị lấn ra gần giữa dòng và khuất tầm nhìn. Vì vậy hậu quả là dòng chảy tự nhiên của lòng sông Đà tại khu vực trên bị thu hẹp, thay đổi.  

Đồng chí Quách Tự Hải, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Đối với các đơn vị, DN, cá nhân kinh doanh và tập kết cát, sỏi trên địa bàn đã được các cấp có thẩm quyền cho thuê đất, có giấy phép hoạt động kinh doanh, giấy phép hoạt động bến thủy nội địa. Tuy nhiên, các đơn vị tổ chức, cá nhân sử dụng đất chưa thực hiện đúng nội dung nêu trong quyết định định thuê đất; sử dụng đất ven sông, mặt nước chuyên dùng chưa tuân thủ theo quy định, kỹ thuật của ngành làm ảnh hưởng dòng chảy tự nhiên của sông, gây cản trở giao thông đường thủy, xây dựng nhà quản lý kiên cố trên sông, vận chuyển cát sỏi từ thuyền lên bãi tập kết bằng bơm hút cát, đặc biệt là các doanh nghiệp tự ý đổ vật liệu xây dựng lấn chiếm dòng sông tạo mặt bằng trái với nội dung quy định tại Chỉ thị số 04 ngày 14/2/2010.   

Theo tìm hiểu của chúng tôi, dọc 2 bên bờ sông Đà, khu vực hạ lưu đập thuỷ điện Hoà Bình thuộc địa bàn TPHB có 14 đơn vị đang tiến hành thuê đất để kinh doanh vận chuyển cát, sỏi. Tuy nhiên, do toàn bộ diện tích này nằm trong khu vực thoát lũ nên không được quy hoạch xây dựng. Cũng theo Chỉ thị 04 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyên cát sỏi, các đơn vị, DN đã được các cơ quan có thẩm quyền cho thuê đất làm điểm tập kết vật liệu xây dựng tại các bãi sông chỉ được phép kinh doanh vật liệu xây dựng trong mùa khô và phải hoàn trả lại hiện trạng dòng chảy trước mùa lũ hàng năm, tức trước ngày 15/5 hàng năm. Tuy nhiên, qua tình hình thực tế, hầu hết các đơn vị này đều không chấp hành theo Chỉ thị. Cụ thể là đối với các đơn vị sử dụng hiện trạng đất của gia đình thuê đất để làm bãi tập kết kinh doanh vật liệu, đến thời điểm đoàn kiểm tra liên ngành vào ngày 21/5/2012, tất cả các đơn vị, doanh  nghiệp tiếp tục tập kết cát, sỏi quá tải trọng ngay sát mép kè gây nguy cơ mất an toàn cho tuyến kè bờ phải sông Đà khi Nhà máy thủy điện Hòa Bình vận hành xả lũ, một số đơn vị vận chuyển cát, sỏi từ thuyền lên bãi tập kết bằng bơm hút cát chưa xin cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều quy định tại điểm g, điều 25 - Luật Đê điều. Đó là các đơn vị DN tư nhân Thắng Vân; Công ty TNHH Thành Công, DN Tiến Thu, Công ty TNHH Phú An, Công ty CP đầu tư phát triển Toàn Cầu, Công ty TNHH Gia Bảo. Đồng chí Quách Tự Hải cũng cho biết thêm: Sau khi đoàn kiểm tra đi thực tế tại tại bến Thịnh Minh thuộc phường Thịnh Lang (TPHB), Sở cũng đã có công văn gửi UBND tỉnh chỉ đạo UBND thành phố, UBND huyện Kỳ Sơn và các ban, ngành của tỉnh xử lý nghiêm, dứt điểm các hành vi vi phạm. Đồng thời cũng kiến nghị với UBND tỉnh sớm có chủ trương quy hoạch bãi tập kết kinh doanh cát, sỏi xa ngoài trung tâm thành phố và ngoài phạm vi đê kè bảo vệ bờ sông Đà địa phận hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình để đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp cho thành phố.  

Cùng với các biện pháp kiên quyết của ngành chức năng đối với những vi phạm lấn chiếm dòng sông Đà. Việc quy hoạch khu vực kinh doanh cát, sỏi ở khu vực hạ lưu đập thuỷ điện thuộc địa bàn TPHB gắn với quy hoạch thoát lũ dòng sông Đà lâu dài cũng cần được tính đến. Đây còn là yếu tố để sớm lập lại kỷ cương trong thực hiện Luật Đê điều, chấm dứt các hiện tượng vi phạm trong lĩnh vực này.

 

                                                                               P.V

 

Các tin khác

Nông dân xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) phòng trừ tập đoàn rầy gây hại trên lúa mùa
ĐV-TN xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) tham gia lập kế hoạch phát triển KT-XH, thực hiện CCHC.
Quang cảnh buổi tập huấn về ATVSLĐ cho lãnh đạo, công nhân viên lao động Công ty CP Đầu tư Năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn.
Không có hình ảnh

Tổng kết “Dự án nâng cao năng lực, vai trò của cộng đồng trong thực thi Luật Đất đai”

(HBĐT) - Ngày 9/8, tại huyện Kỳ Sơn, Trung tâm nghiên cứu sáng kiến phát triển cộng đồng (RIC) thuộc Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án nâng cao năng lực, vai trò của cộng đồng trong thực thi Luật Đất đai. Theo đó, dự án được triển khai tại 10 xóm của 3 xã Mông Hóa, Phúc Tiến và Yên Quang. Dự án đã triển khai đúng nhu cầu, bức xúc của người dân nên nhận được sự ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi và tham gia nhiệt tình của các cấp chính quyền và nhân dân.

Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ BVTV tuyến huyện

(HBĐT) - Ngày 8/8, chi cục BVTV tỉnh phối hợp với dự án VSARD mở lớp đào tạo nâng cao năng lực cán bộ BVTV. Tham dự lớp đào tạo có 35 học viên là cán bộ kỹ thuật các trạm BVTV tuyến huyện, thành phố.

Tập trung chăm sóc lúa vụ mùa

(HBĐT) - Đến đầu tháng 8, toàn tỉnh đã cấy 23.678 ha lúa vụ mùa 2012, đạt 98% kế hoạch. Các địa phương đang tập trung chăm sóc cây lúa với quyết tâm đảm bảo cả năng suất lẫn sản lượng, từ đó hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất năm 2012.

Tập huấn quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống cấp nước tập trung cho 48 học viên

(HBĐT) - Nằm trong khuôn khổ chương trình mục tiêu quốc gia NS&VSMTNT năm 2012, Trung tâm NS&VSMTNT vừa mở lớp tập huấn về công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng công trình cấp nước tập trung cho 48 học viên là tổ trưởng và thành viên tổ quản lý vận hành của các xã đã được đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung thuộc 7 huyện Mai Châu, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Đà Bắc, Kim Bôi, Cao Phong, Tân Lạc.

Lạc Sơn thiệt hại ước 1 tỷ đồng do lốc xoáy

(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của các xã, thị trấn trong vùng bị ảnh hưởng của lốc xoáy xảy ra khoảng chiều tối ngày 3/8 trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tại xã Chí Đạo có 54 nhà dân bị tốc mái; 4 ha ngô và khoảng 200 cây dổi, lát đặc sản bị gãy đổ; 1 trường mầm non bị đổ sập, hư hỏng; thiệt hại ước tính 800 triệu đồng. Tại xã Phú Lương có 1 nhà dân sập hoàn toàn, 10 nhà bị tốc mái và 5 ha ngô, sắn bị gãy đổ, ước thiệt hại 200 triệu đồng.

Hội thảo về quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình cấp nước tập trung

(HBĐT) - Trong 3 ngày (7-9/8), Trung tâm NS&VSMTNT tỉnh đã tổ chức hội thảo về công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình cấp nước tập trung. Tới dự có lãnh đạo Sở NN&PTNT, đại diện Văn phòng BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia NS&VSMTNT tỉnh, trên 50 đại biểu là trưởng BQL, tổ trưởng tổ quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung của 25 xã ở các huyện Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục