Cứ mưa là đất sạt lở xuống nhà chị Xuân ở xã Phúc Sạn (Mai Châu)

Cứ mưa là đất sạt lở xuống nhà chị Xuân ở xã Phúc Sạn (Mai Châu)

(HBĐT) - Chương trình ổn định dân cư đang mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân nhiều vùng khó khăn, hay xảy ra thiên tai. KTĐC trung tại đội 2 và đội 4, Nông trường 2/9 thuộc địa phận xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) và Yên Nghiệp (Lạc Sơn) được đánh giá là KDC kiểu mẫu cho việc xây dựng NTM tại địa phương. Mấy chục hộ dân xã Phúc Sạn/130 hộ dân 2 xã Tân Mai, Phúc Sạn ( Mai Châu) giờ đã có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ.

 

Họ đang được hưởng lợi từ hạ tầng đồng bộ KTĐC này có đường, điện, công trình thủy lợi, nhà văn hóa, mỗi gia đình được quy hoạch 400 m2 đất ở, từ 4.000- 5.000 m2 đất sản xuất, trẻ em được đến trường, người dân bắt đầu được hỗ trợ dạy nghề, phát triển sản xuất. Cuộc sống nơm nớp lo thiên tai, sạt lở giờ đã chuyện quá khứ- Bí thư Đảng ủy xã Phúc Sạn Bùi Văn Yêu vừa thăm bà con tái định cư về cho biết.

 

Phúc Sạn là xã vùng hồ, đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu, địa hình cheo leo, độ dốc lớn, địa chất không ổn định, sản xuất chủ yếu là đánh bắt cá, chăn nuôi, trồng luồng. Người dân không yên tâm sinh sống, thường xuyên lo sạt lở nhất là mùa mưa bão. Thiên tai, mưa lũ, sạt lở đất, đá đã lấy đi cả tính mạng con người và cũng lấy đi biết bao tài sản, vốn ít ỏi nhiều năm dành dụm, gom góp của người dân Phúc Sạn. Cuộc sống người dân triền miên trong khó khăn, nơm nớp nỗ lo sạt lở. Sau trận bão lịch sử năm 2007, cả xã có trên 400 hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở, tập trung ở các xóm: Bãi Sang, Phúc, Gò Mu, So Lo. Nhiều gia đình lo sợ đã rời bỏ quê hương. Dự án di dân tái định cư đã giải quyết được cuộc sống cho mấy chục hộ dân xã Phúc Sạn. Bà con đi thăm nơi tái định cư về đều thiết tha mong muốn được Nhà nước hỗ trợ tái định cư tại chỗ hoặc chuyển đến nơi mới có cuộc sống ổn định hơn. Bây giờ, nhiều người dân Phúc Sạn vẫn không yên tâm sản xuất và sinh sống. Nhà chị Bùi Thị Xuân, cách UBND xã không xa, nằm bên sườn đồi thường trực nỗi lo mất nhà. Chị cho biết: Năm 1992 về sinh sống ở đây, hầu như năm nào cũng cũng xảy ra sạt lở. Năm 2007, mưa lớn, lũ về đột ngột cuốn phăng chồng chị. Bây giờ chỉ gia đình chỉ còn 3 người, chị và 2 con. Không ruộng, nương, cuộc sống của gia đình chỉ trông vào 2 ha luồng trên núi. Chị mong có cuộc sống ổn định hơn.

 

Hiện nay, cơ quan chức năng triển khai các dự án tái định cơ hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất. Gần đây nhất, tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương thực hiện một số dự án cấp bách như dự án kè chống sạt lở ổn định dân cư KTĐC Phiêng Sa nhằm ổn định cuộc sống cho 35 hộ dân; rà soát triển khai kế hoạch tái định cư cho khoảng  40 hộ dân đang sinh sống dọc QL 6 nằm trong vùng nguy cơ cao sạt lở; tái định cư xen ghép cho hàng chục hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở tại các xã Nà Mèo, Bao La, Piềng Vế, Noong Luông ( Mai Châu)...

 

Từ lồng ghép các nguồn vốn, trong giai đoạn 2006-2010 và năm 2011 đã có hàng trăm hộ nằm trong vùng nguy cơ cao sạt lở được di chuyển, bố trí xen ghép, chuyển đến nơi ở mới an toàn dần ổn định cuộc sống. Đối với tỉnh ta còn nhiều khó khăn, kinh phí bố trí cho công tác ổn định sắp xếp dân cư eo hẹp, nguồn vốn thực hiện chủ yếu trông vào ngân sách T.Ư hỗ trợ, kinh phí thấp so với nhu cầu và chậm hơn tiến độ dự án ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công tác này. Thực tế việc ổn định dân cư theo hình thức xen ghép thời gian qua đã mang lại hiệu quả cao cần được phát huy, bởi hình thức này tận dụng được hạ tầng kỹ thuật hiện có và giảm được chi phí đầu tư, có điều kiện nâng cấp hạ tầng theo tiêu chí NTM, người dân có thể tự tìm nơi phù hợp với tập quán sinh hoạt, sản xuất, giải quyết những bức xúc vấn đề di dân, thời gian thực hiện cũng nhanh hơn hình thức di dân tái định cư tập trung.

 

Kết quả rà soát mới đây của các địa phương, cả tỉnh có trên 12062 hộ dân có nhu cầu bố trí sắp xếp ổn định dân cư. Trong đó, giai đoạn 2011-2015 có 6.670 hộ nằm trongvùng có nguy cao cao về thiên tai (bố trí theo hình thức di dân xen ghép 4.003 hộ, bố trí di dân tái định cư tập trung 785 hộ), bố trí theo hình thức ổn định tại chỗ 1.882 hộ. Giai đoạn 2015-2020 bố trí sắp xếp cho 5.392 hộ nằm trong vùng có nguy cơ về thiên tai (bố trí theo hình thức di dân xen ghép 1813 hộ, bố trí theo hình thức ổn định tại chỗ 3.579 hộ). Hiện, Chi Cục phát triển nông thôn đang đề xuất với T.Ư hỗ trợ kinh phí đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả bố trí sắp xếp ổn định dân cư, chú trọng bố trí dân cư theo hình thức xen ghép, từng bước thực hiện mục tiêu ổn định cuộc sống lâu dài và phát triển bền vững cho nhân dân vùng có nguy cơ cao thiên tai.

                                                                                      

 

                                                                  Lê Chung

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục