Cán bộ trạm KN-KL huyện Kim Bôi hướng dẫn kỹ thuật trồng xạ đen cho các hộ dân xóm Lươn, xã Thượng Tiến.
(HBĐT) - Ưa cớm, phù hợp với đất cằn, nhanh cho thu hoạch và dễ tiêu thụ, với những đặc tính nổi trội đó, xạ đen đã thực sự trở thành một hướng đi mới trong phát triển kinh tế của các xã nghèo, khó khăn của huyện Kim Bôi.
Thượng Tiến vốn là một xã nghèo của huyện Kim Bôi. Xã năm trong khu vực bảo tồn quốc gia với tổng diện tích hơn 5.000 ha, trong đó, rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ chiếm hơn 4.000 ha và rừng khai thác hơn 500 ha, còn lại là đất đồi dốc, đất cằn. Vì vậy, quỹ đất dành cho người dân phát triển sản xuất thấp. Với những đặc điểm như thế, người dân Thượng Tiến sống cạnh “rừng vàng” nhưng đói nghèo vẫn đeo bám, việc khai thác lâm sản trái phép vì thế vẫn tái diễn. Tuy nhiên, đó là câu chuyện của nhiều năm trước đây bởi hiện tại, với sự giúp đỡ của Trạm KN – KL, người dân Thượng Tiến đã tìm được hướng đi phù hợp cho phát triển kinh tế, đó là mô hình trồng xạ đen có sự đầu tư.
Ông Bùi Đình Vui, Phó chủ tịch UBND xã cho biết: Xạ đen vốn đã có trên đất rừng Thượng Tiến và vẫn được người dân hái về điều trị một số bệnh. Một vài hộ cũng đã đưa cây xạ đen về trồng trong vườn nhà nhưng chủ yếu vẫn dùng làm thuốc và thỉnh thoảng gặp khách thì bán. Mặc dù được giá nhưng đưa xạ đen trở thành một mặt hàng, chưa ai nghĩ đến, chỉ đến khi dự án của Trạm KN – KL được triển khai, loại cây dược liệu này mới thực sự phát huy được hiệu quả. Bắt đầu từ dự án “ trồng xạ đen có đầu tư” năm 2009 rồi đến dự án làm giàu rừng bằng cây xạ đen” với 2, 7 ha cho 20 hộ dân đầu tiên thành công đến nay, cây xạ đen đã được tất cả các hộ dân trong xã trồng. Tổng diện tích xạ đen trên địa bàn xã khoảng gần 10 ha. Năm thứ ba triển khai, trung bình mỗi năm thu từ 70 – 80 tấn/ ha. Với giá bán tại vườn hiện nay 6.000 đồng/ kg, nhiều hộ dân trồng xạ đen đã có thu nhập ổn định. “Điều đặc biệt đối với cây xạ đen là giống cây có thể chịu được điều kiện khí hậu khô cằn, có thể trồng xen hoặc trồng dưới tán rừng, chính vì vậy, cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai khó khăn ở đây” - Ông Vui khẳng định.
Ông Bùi Văn Hẳm, xóm Lươn trước đây là một hộ nghèo nhưng từ khi đưa cây xạ đen trồng đại trà trong vườn nhà, kinh tế gia đình ông đã ổn định thực sự. Ông cho biết: Ngay năm đầu tiên, chỉ trong 6 tháng đã cho thu hoạch, từ những năm tiếp theo cứ 1 năm thu hoạch hai lần, với giá bán 6.000 đồng/kg tươi, câỗnạ đen mang lại giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với canh tác lúa hoặc các loại hoa màu khác. Đặc biệt, người dân không cần phải mang đi xa mà thương lái vào tận vườn thu mua. Với tổng diện tích vườn hơn 2000 m2, gia đình ông Hẳm trồng hơn 200 gốc xạ đen, 6 tháng thu hoạch 1 lần, thu nhập 30 triệu đồng. Đặc biệt, xạ đen có thể trồng xen với một số loại cây trồng khác nên có thể lấy ngắn nuôi dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì những đặc tính đó, hiện nay, xạ đen không chỉ được trồng ở Thượng Tiến mà tại xã Lập Chiệng, một trong những xã khó khăn của huyện Kim Bôi. Tại xóm Khoáy, hơn 30 hộ dân nghèo ở đây cũng đã được đầu tư cây trồng và kỹ thuật để tận dụng vùng đất đồi, bía rừng để trồng. “Mới chính thức đưa vào trồng từ tháng 4 nhưng cây phát triển tương đối tốt, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, những sản phẩm này đã được Trạm giới thiệu và bao tiêu đầu ra nên người dân khá yên tâm” - Ông Bùi Văn Khuê, Phó Chủ tịch UBND xã Lập Chiệng cho biết.
Theo thông tin của các nhà khoa học, xạ đen có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thư và một số công dụng khác. Hiện, xạ đen là một cây dược liệu quý hiện đang có nhu cầu thu mua cao. Đặc biệt, xạ đen cũng là một cây trồng dễ tính, không kén đất và chi phí không tốn kém, nó phù hợp với những xã có quỹ đất sản xuất ít, đất đồi dốc, người dân nghèo không có vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. Vì vậy, việc nhân rộng mô hình này tại các xã khó khăn phù hợp, vừa đánh thức được tiềm năng đất, vừa mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay, người dân vẫn chỉ trồng và bán xạ đen tươi chưa qua sơ chế, vì vậy, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Mặt khác, chính vì không quản lý được khâu chế biến nên rất khó để giữ được “chất” xạ đen thật của đất Kim Bôi. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là Kim Bôi cần nghiên cứu để có sự quy hoạch, hình thành nên vùng cây dược liệu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của loài cây dược liệu quý này.
P.L
Trên mạng xã hội và cả ngoài đời thực đang lan truyền thông tin, nếu làm theo yêu cầu nhấn phím #90 hoặc #09 thì SIM điện thoại sẽ bị xâm nhập, từ đó có thể thực hiện cuộc gọi mà người dùng không biết. Tuy nhiên, các nhà mạng khẳng định, đây là tin đồn nhảm.
(HBĐT) - Chương trình ổn định dân cư đang mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân nhiều vùng khó khăn, hay xảy ra thiên tai. KTĐC trung tại đội 2 và đội 4, Nông trường 2/9 thuộc địa phận xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) và Yên Nghiệp (Lạc Sơn) được đánh giá là KDC kiểu mẫu cho việc xây dựng NTM tại địa phương. Mấy chục hộ dân xã Phúc Sạn/130 hộ dân 2 xã Tân Mai, Phúc Sạn ( Mai Châu) giờ đã có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ.
(HBĐT) - Đến hết tháng 8, huyện Tân Lạc trồng mới 828,2 ha rừng, đạt 103% hế hoạch, tăng 38% so với cùng kỳ. Trong đó, rừng sản xuất 776,4 ha, rừng phòng hộ 52 ha. Cùng với trồng mới, huyện tích cực chăm sóc 331,7 ha rừng và bảo vệ 6.041 ha rừng (bảo vệ rừng tự nhiên 5.672 ha, bảo vệ rừng trồng 369 ha).
(HBĐT) - Bên cạnh củng cố và duy trì bền vững 46 tổ cũ, trên địa bàn 11 huyện, thành phố trong tỉnh vừa thành lập mới 76 tổ BVTV liên xã, cụm xã thông qua quá trình họp thôn, bầu chọn tổ viên. Từ đầu năm đến nay, các tổ cũ đã nhận được sự hỗ trợ thường xuyên về kỹ thuật với 160 lượt cán bộ tỉnh, huyện xuống hỗ trợ, 30 tổ trưởng được tập huấn lại về chuyên môn BVTV và phương pháp hiện trường.
(HBĐT) - Hệ thống điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt là một trong 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Tuy nhiên hiện nay, không chỉ các xã ở huyện Lạc Sơn mà còn nhiều xã vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh có hệ thống lưới điện hạ áp đang trong tình trạng mất an toàn, xuống cấp và còn tiểm ẩn nhiều nguy cơ khác, trong khi không ít người dân nhận thức về sự nguy hiểm này còn hạn chế.
(HBĐT) - Năm học 2011-2012 vừa qua, khi trường tiểu học Nhuận Trạch (Lương Sơn) được Phòng GD&ĐT chọn là điểm triển khai chuyên đề tiếng Anh cho nhiều trường trong huyện, nhiều giáo viên đã thực sự thích thú với cách dạy và học ở trường chuẩn quốc gia này.