Tỷ lệ tiêm phòng bệnh tả trên đàn lợn địa bàn huyện Mai Châu luôn đạt trên 90%.

Tỷ lệ tiêm phòng bệnh tả trên đàn lợn địa bàn huyện Mai Châu luôn đạt trên 90%.

(HBĐT) - Công tác chăn nuôi của tỉnh trong năm vừa qua gặp không ít khó khăn, cụ thể là diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Trước tiên phải kể đến ổ dịch LMLM trên đàn trâu, bò xuất hiện rải rác ở một số huyện, tiếp đó là ổ dịch lợn tai xanh, tình hình sử dụng chất cấm, độc hại trong chăn nuôi và tình hình dịch cúm gia cầm.

 

Nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh, giảm thiệt hại đối với chăn nuôi, tỉnh ta đã tăng cường các biện pháp kiểm soát, khống chế. Cụ thể, Ban chỉ đạo Phòng-  chống dịch bệnh gia súc, gia cầm đã tập trung chỉ đạo và đưa ra các chủ trương về công tác phòng- chống dịch. Tại thời điểm diễn biến dịch phức tạp, có nguy cơ đe dọa dịch bệnh từ bên ngoài, UBND tỉnh đều ra các quyết định và công văn chỉ đạo như Quyết định số 26/QĐ – UBND ngày 6/1/2012 về việc phê duyệt kế hoạch triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; công điện số 03/CĐ – UBND ngày 7/2/2012 về cấp bách triển khai các biện pháp phòng- chống bệnh cúm gia cầm; Công văn số 365/BCĐ PCDB – TTBCĐ ngày 20/5/2012 về việc hướng dẫn các biện pháp xử lý tại vùng có dịch; công điện số 07/CĐ – UBND ngày 21/5/2012 về việc tăng cường công tác chống dịch tai xanh… Vấn đề kinh phí phục vụ cho công tác phòng- chống dịch bệnh luôn được tỉnh ưu tiên, dành nguồn hỗ trợ.

 

Trong năm, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đã được BCĐ phòng- chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh triển khai kịp thời, quyết liệt. Tập trung tuyên truyền, vận động người chăn nuôi nâng cao nhận thức phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như thực hành quy trình chăn nuôi Việt Gap đảm bảo an toàn sinh học, thường xuyên kiểm tra, theo dõi biểu hiện gia súc, gia cầm nghi mắc bệnh, không giết mổ, bán chạy gia súc, gia cầm bị bệnh và phát hiện, báo dịch sớm, nhất là thời điểm xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm, BCĐ phòng- chống dịch bệnh gia súc, gia cầm đã chỉ đạo các địa phương có dịch thực hiện khoanh vùng dịch khẩn cấp, lập các chốt kiểm dịch tạm thời, tổng vệ sinh chuồng trại môi trường, thu gom chất độn, chất thải để xử lý, giám sát chặt chẽ vùng dịch, ngăn chặn ổ dịch lây lan, đồng thời tiêm bao vây vùng dịch, áp dụng các biện pháp chống dịch đối với vùng vành đai, vùng bị dịch uy hiếp. Công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ động vật và hoạt động của 11 chốt kiểm dịch được duy trì. Các hành vi nhập gia súc gia cầm từ các tỉnh đang có dịch bệnh vào địa bàn bị nghiêm cấm. Cùng với đó, công tác kiểm dịch tại gốc, kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ và vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng.

 

Đối với công tác tiêm phòng các loại vắc xin định kỳ và bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm được quan tâm đặc biệt. Trong năm, các đợt tiêm vắc xin phòng bệnh tả ở lợn, vắc xin tai xanh, cúm gia cầm đã được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh. Ngoài chính sách tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn gia súc đối với vùng đệm được Trung ương hỗ trợ, nhiều địa phương trong tỉnh như Tân Lạc, Cao Phong, thành phố Hòa Bình đã trích nguồn ngân sách mua vật tư, vắc xin LMLM tiêm phòng cho đàn gia súc của địa phương. Bên cạnh các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh hiện đang duy trì, việc xúc tiến thẩm định những cơ sở chăn nuôi có nhu cầu cấp giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đã tạo điều kiện cho các trang trại, gia trại phát triển.

 

Thống kê từ năm 2012 đến nay, tỉnh đã hỗ trợ nguồn kinh phí phục vụ chống dịch khoảng hơn 11 tỷ đồng. Với việc tích cực xử lý từng loại dịch bệnh, bệnh LMLM chỉ xuất hiện lẻ tẻ tạo ổ dịch ở một vài điểm xóm. Dịch bệnh lợn tai xanh, cúm gia cầm xảy ra ở một số điểm của huyện Lương Sơn và thành phố Hòa Bình làm 1.023 con lợn mắc bệnh, trong đó có 347 con đã được khắc phục về triệu chứng, khoảng hơn 1.600 gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy. Mức độ ảnh hưởng, thiệt hại đối với hộ chăn nuôi, ngành chăn nuôi tỉnh cơ bản được hạn chế tối đa. Trong tháng 1/2013, địa bàn tỉnh không xảy ra dịch bệnh lớn, đàn gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển. Theo ông Phạm Vinh Xương – Chi cục phó Chi cục Thú y, đang trong tháng cao điểm phục vụ nguồn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán, tổng đàn trâu, bò toàn tỉnh hiện có trên 165.000 con, gần 507.000 con lợn và hơn 7,3 triệu con gia cầm. Với nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh, ngành chăn nuôi tỉnh đã và đang phát triển ổn định cả về quy mô, số lượng giúp giữ vững lòng tin lòng tin của hộ sản xuất, người tiêu dùng.

 

 

 

 

                                                                  Bùi Minh

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục