Công trình chống sạt lở đất, đá tại tuyến đường giao thông thủy điện Hòa Bình đang khẩn trương thi công phục vụ đảm bảo ATGT mùa mưa bão.
(HBĐT) - Đã bước sang mùa mưa bão, để đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, giảm thiệt hại thiên tai về người, tài sản, ngành GT-VT đã chủ động triển khai phương án PCLB & TKCN.
Hiện nay, hệ thống quốc lộ trên địa bàn tỉnh có chiều dài 308 km, trong đó, trung ương quản lý 214 km, ủy thác cho tỉnh quản lý 94 km, chất lượng 100% đường nhựa. Hệ thống đường tỉnh có 402 km, trong đó, đường nhựa và bê tông chiếm 91%, 9% là đường đất, cấp phối. Một số cầu, đường yếu hoặc hỏng nặng như Ngòi Mại, Ngòi Móng (ĐT.445), Suối Hoa (ĐT 433), Thia (ĐT.434) chưa được đầu tư khắc phục có nguy cơ ách tắc giao thông. Một số vị trí vượt suối không đảm bảo thoát lũ gây ách tắc giao thông nhiều giờ như ngầm Cang (ĐT.433), ngầm Dè (ĐT.434), ngầm Sòng Quần (ĐT.438B). Về đường thủy nội địa bao gồm tuyến sông Đà có chiều dài 101 km từ xã Suối Nánh (Đà Bắc) đến xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) do Đoạn Quản lý đường thủy nội địa số 9 quản lý, tuyến sông Bôi dài 45 km do huyện Lạc Thủy quản lý. Với chất lượng hạ tầng giao thông như trên, những vị trí, tuyến đường được ngành GTVT xác định là xung yếu bao gồm quốc lộ 6 đoạn dốc Cun, dốc Quy Hậu, dốc Thung Khe, Thung Nhuối; QL12B, QL21, đường 12B (đoạn từ km23 – km29) đang trong giai đoạn thi công cải tạo, nâng cấp; tuyến Trường Sơn A, tỉnh lộ 433, 448, chiều cao và độ dốc mái ta luy lớn có nguy cơ sụt lở gây ách tắc; thành phố Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc xả lũ Nhà máy thủy điện Hòa Bình ở cốt nước từ trên 23,5 m.
Làm tốt công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó, các đơn vị quản lý đường bộ đã rà soát và tiến hành sửa chữa, gia cố hàng chục đoạn đường nền yếu, đoạn đèo, dốc, mái ta luy dễ sụt lở, duy, tu sửa chữa nền, mặt đường, tăng cường nhân lực tổ chức khơi thông hệ thống rãnh thoát nước, sơn sửa cọc tiêu, cột thủy chí, biển báo hiệu, lòng cầu, cống, mặt và sân ngầm tràn, thanh thải dòng chảy. Kiểm tra chi tiết, phát hiện và khắc phục kịp thời những dấu vết hư hỏng móng, mố, trụ cầu, dầm, các liên kết cầu thép. Vật liệu dự phòng như đá hộc, rọ thép, dầm, ván mặt cầu… được tập kết ở các vị trí trung tâm dễ lấy, vận chuyển. Nhân lực, thiết bị máy móc đã có sự chuẩn bị thường trực tại các vị trí xung yếu. Cùng thời gian này, công tác kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng các dự án, công trình giao thông, đặc biệt đối với công trình vượt lũ, công trình sửa chữa đường bộ như cầu Ngòi Mới, xử lý sạt trượt QL6… được tăng cường. Các Ban Quản lý dự án giao thông đã tập trung đôn đốc, chỉ đạo nhà thầu chấp hành nghiêm giấy phép thi công và công tác PCLB khi thi công, có phương án ứng cứu đảm bảo an toàn giao thông trong mọi tình huống.
Đến đầu tháng 5, đơn vị quản lý đường thủy nội địa số 9 đã kiểm tra, rà soát toàn bộ hệ thống báo hiệu, đèn hiệu, các vị trí có nguy cơ bị sạt lở và tất cả các vị trí vật chướng ngại. Kịp thời điều chỉnh, di chuyển, bố trí báo hiệu trên tuyến cho phù hợp với tình hình tuyến, luồng mùa lũ. Kiểm tra lại các khu vực bố trí cho phương tiện tránh bão, hệ thống neo, duy tu, sơn màu lại các báo hiệu đảm bảo tầm nhìn cho các phương tiện tham gia giao thông và kiểm tra toàn bộ khu nước đảm bảo an toàn cho phương tiện khi trú ẩn. Đơn vị còn phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra bến khách ngang sông, bến thủy nội địa, bến chợ, phương tiện vận tải hàng hóa, vận tải khách và tiến hành giải tỏa các trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ đê, hành lang bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa, khu vực vùng cấm đập Hòa Bình. Đặc biệt lưu ý các trường hợp làm đăng đáy đánh cá trái phép ở vùng hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình, các phương tiện khai thác cát, sỏi trái phép, phương tiện cơi nới cồng kềnh khu vực vùng hồ sông Đà. Ông Trần Hải Lâm, Phó Giám đốc Sở GT-VT cho biết: PCLB phục vụ đảm bảo giao thông trong suốt mùa mưa bao từ tháng 5 – 11 là nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Hiện, các đơn vị đã triển khai phương án chống bão, lụt để cứu người, tài sản, công trình bị bão lụt uy hiếp, bị hư hại, chủ động các tình huống và phương án khắc phục, đảm bảo giao thông nhanh nhất, thường trực theo dõi diễn biến thời tiết, mưa bão. Các đơn vị vận tải đã chuẩn bị cơ số ô tô tải, ô tô khách và các thiết bị khác đủ điều kiện hoạt động để khi có yêu cầu điều động sẽ kịp thời đáp ứng, phục vụ ứng cứu, đảm bảo giao thông. Các đơn vị quản lý đường bộ đang khẩn trương kiểm tra các tuyến có điểm xung yếu, cắm biển báo nguy hiểm, cử người đứng gác barie tại khu vực ngầm tràn ngập sâu từ 0,5m trở lên, tạm thời không cho xe qua lại. Khi cần thiết phải huy động kho tàng, bến bãi và các trang thiết bị của đơn vị mình phục vụ đảm bảo giao thông. Khi bão lũ xảy ra, huy động nhân lực, phương tiện, thiết bị ứng cứu, cứu hộ, cứu nạn kịp thời khắc phục hậu quả.
Bùi Minh
(HBĐT) - Năm 2012, trên địa bàn TPHB đã xảy ra 2 vụ cháy rừng, thiệt hại 0,4 ha rừng trồng 3 năm tuổi. Gần đây nhất là vụ cháy thảm thực vật (cành, ngọn) sau khai thác rừng keo vào ngày 21/3. Nguyên nhân cháy chủ yếu được xác định do bất cẩn trong việc sử dụng lửa trong rừng. Ngay khi xảy ra cháy, nhân dân đã phát hiện và báo kịp thời cho chính quyền địa phương. Các lực lượng kiểm lâm, công an, dân quân tự vệ phường được huy động cùng phối hợp tham gia chữa cháy dập tắt đám cháy, không để cháy lan sang các cánh rừng lân cận.
(HBĐT) - Mới bước sang hè, tại một số địa phương trong tỉnh đã xuất hiện hiện tượng biến đổi thời tiết cực đoan như: dông, lốc xoáy, mưa đá, sét… Diễn biến mùa mưa bão và những cảnh báo trong thời gian tới là vấn đề rất đáng lưu tâm. Phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Hồng Quân – Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh xung quanh vấn đề trên.
(HBĐT) - Ngày 3/5, tại hội trường UBND huyện Lạc Sơn, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả dự án “xây dựng mô hình sản xuất sắn bền vững” tại xã Hương Nhượng. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Ngọc Lung, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia, chương trình dự án nhỏ quỹ môi trường toàn cầu tại Việt Nam; lãnh đạo các Sở: NN&PTNT, KH&CN, TN&MT, KH&ĐT; lãnh đạo huyện Lạc Sơn và đại biểu các huyện, thành phố trong tỉnh.
(HBĐT) - Vào thời điểm cuối tháng 4, những trận lốc xoáy với cường độ mạnh, có lúc, có nơi kèm theo mưa đá xảy ra ở một số địa phương trong tỉnh gây hậu quả nghiêm trọng. Tại các huyện: Tân Lạc, Yên Thủy, Mai Châu, hàng nghìn nhà dân đã bị tốc mái, hàng nghìn ha lúa, hoa màu và cây lâm nghiệp bị gãy, đổ, không ít diện tích trong số đó đã xác định giảm năng suất hoặc mất trắng.
(HBĐT) - Từ năm 2010, sau khi có Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt đề án chuyển đổi Nông trường Sông Bôi thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hoạt động theo Luật DN, Nông trường Sông Bôi đã khẩn trương rà soát, sắp xếp lại lao động, ổn định tổ chức, xây dựng phương án quản lý và sử dụng đất đai, xử lý tài sản để chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Sông Bôi (Công ty Sông Bôi).
(HBĐT) - Trong thời gian vừa qua, công tác đảm bảo an toàn công trình lưới điện cao áp đã được các cấp, ngành quan tâm, chỉ đạo. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh còn xảy ra khá phổ biến. Nhiều trường hợp đã làm hư hỏng nghiêm trọng hệ thống lưới điện, gây tai nạn, thiệt hại về tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước.