Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ (Sở Khoa học công nghệ) đã xây dựng mô hình thử nghiệm ương giống cá tầm trong bể và nuôi thương phẩm bằng lồng lưới tại xã Hiền Lương (Đà Bắc).

Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ (Sở Khoa học công nghệ) đã xây dựng mô hình thử nghiệm ương giống cá tầm trong bể và nuôi thương phẩm bằng lồng lưới tại xã Hiền Lương (Đà Bắc).

(HBĐT) - Tỉnh ta có tiềm năng khá lớn để phát triển nghề nuôi thuỷ sản. Toàn tỉnh hiện có 5 con sông chảy qua với tổng chiều dài gần 400 km và gần 500 km suối nhỏ. Riêng sông Đà có chiều dài 80 km chạy qua tỉnh ta, với diện tích gần 9.000 ha mặt nước.

 

Ngoài ra, toàn tỉnh có trên 500 hồ chứa thuỷ lợi, 1.300 ao, hồ nhỏ. Trên các con sông, suối có nhiều loài cá sống tự nhiên, đã trở thành cá đặc sản địa phương được bán với giá cao và được thị trường “khó tính” như Hà Nội ưa chuộng. Toàn tỉnh có 123 loài cá thuộc 79 giống, trong đó có 7 loài cá nhập nội vào nuôi và đã phát tán ra sông và 116 loài cá có nguồn gốc địa phương. Đặc biệt trên địa bản tỉnh có 13 loài cá quý hiếm như chiên, lăng, dầm xanh, anh vũ… Trong đó có loài đã được nuôi tại gia đình, đem lại giá trị kinh tế cao như cá dầm xanh nuôi tại khoảng 200 hộ dân huyện Mai Châu, sản lượng hơn 10 tấn/năm.

  

Nguồn lợi thuỷ sản đã đem lại giá trị kinh tế không nhỏ cho tỉnh cũng như cải thiện đời sống nhân dân, nhất là những vùng ven sông, suối. Đặc biệt, đánh bắt thuỷ sản đã trở thành nghề chính nuôi sống các hộ dân sinh sống ven sông Đà. Sản lượng khai thác thuỷ sản bình quân đạt khoảng hơn 1.000 tấn/năm. Tuy nhiên, theo ngành chức năng, hiện nay, nguồn lợi thuỷ sản ở hầu hết sông, suối, hồ, đập, nhất là trên hồ Hoà Bình bị đe doạ nghiêm trọng do đánh bắt tận diệt và ô nhiễm môi trường nước do chất thải công nghiệp và đô thị gây ra. Cá biệt có loài cá quý hiếm bị đe doạ do đánh bắt bừa bãi, tận diệt như dùng kích điện công suất lớn, sử dụng vó đèn bắt tất cả các loại cá. Đáng chú ý tình trạng đánh bắt thuỷ sản nêu trên diễn ra ngang nhiên với cấp độ huỷ diệt ngày càng cao kéo dài đã lâu trên khắp các sông, suối, hồ đập nhưng chưa được ngăn chặn hiệu quả. Hơn thế, trong vài năm gần đây xuất hiện kiểu đánh bắt cá bằng kích điện ắc quy và điện máy nổ đe doạ tận diệt các loài thuỷ sản. Thực trạng trên đòi hỏi các ngành, cấp và cộng đồng có biện pháp cụ thể, quyết liệt để bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản. Trước mắt xử lý nghiêm việc dùng chất nổ, chất độc, xung điện, máy nổ… để đánh bắt thuỷ sản. Có biện pháp bảo vệ nguồn nước tự nhiên, xử lý nghiêm việc xả nước thải công nghiệp, đô thị trực tiếp ra sông, suối. Tăng cường hướng dẫn người khai thác thủy sản sử dụng ngư cụ phù hợp, không khai thác khu vực cá tập trung đến đẻ trứng vào mùa sinh sản.... Về lâu dài cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm làm chuyển biến nhận thức của cộng đồng xã hội hướng tới coi việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là trách nhiệm của mọi công dân.

 

                                                                                                       M.T

 

 

 

Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục