Lực lượng liên ngành kiểm tra thiết bị trước khi triển khai kiểm tra, xử lý xe ô tô quá khổ, quá tải trên quốc lộ 6.

Lực lượng liên ngành kiểm tra thiết bị trước khi triển khai kiểm tra, xử lý xe ô tô quá khổ, quá tải trên quốc lộ 6.

(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GT-VT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc chấn chỉnh tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng, từ ngày 9 - 31/7, tổ công tác liên ngành gồm các lực lượng CSGT, CSTT, TTGT, công an 2 huyện Lương Sơn, Tân Lạc đã ra quân kiểm soát, xử lý ô tô chở hàng quá khổ, quá tải trọng trên tuyến QL 6, đường Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh.

 

Đồng chí Phạm Anh Quý, Phó Giám đốc Sở GT-VT cho biết: Mục đích của đợt cao điểm xử lý nhằm tạo hiệu ứng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho chủ doanh nghiệp, lái xe tại tất cả các địa phương trong việc chủ động chấp hành các quy định về khổ xe và trọng tải xe khi lưu thông trên đường. Bên cạnh đó, các ngành chức năng còn phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của Nhà nước về quản lý tải trọng của phương tiện và quy định về bảo đảm an toàn đối với xe ô tô chở hàng hoá quá tải; mức độ nguy hiểm của xe chở quá khổ, quá tải; chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm chở quá tải trọng... Qua đó góp phần giúp người dân và lái xe nắm bắt được chủ trương, mục đích và ý nghĩa của công tác xử lý xe quá khổ, quá tải, tạo dư luận tích cực ủng hộ và sự đồng tình tự giác chấp hành của lái xe, chủ xe.

 

Trong hơn 3 tuần ra quân, lực lượng liên ngành đã kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính 71 trường hợp gồm các lỗi vi phạm: 28 trường hợp quá tải trọng cho phép của đường trên 20%, 11 trường hợp quá tải trọng cho phép của đường dưới 20%, 4 trường hợp quá tải trọng thiết kế của xe trên 40%, 13 trường hợp quá tải trọng thiết kế của xe dưới 40%, 10 trường hợp quá khổ của phương tiện, 1 trường hợp quá khổ của đường, 2 trường hợp quá tải trọng thiết kế của xe từ 5 -30%; 2 trường hợp không có hợp đồng vận chuyển theo quy định. Tổng số hàng hóa được yêu cầu hạ tải  390 tấn. Thanh tra Sở GT-VT đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 26 trường hợp với tổng số tiền 78,5 triệu đồng. Với tinh thần nghiêm túc và kiên quyết, cả 26 trường hợp vi phạm đều bị tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn, các trường hợp còn lại đang tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Kết quả đạt được trong hơn 3 tuần ra quân đã góp phần quan trọng lập lại TTATGT. Các đối tượng vi phạm cơ bản chấp hành các quy định của pháp luật, không có trường hợp nào chống đối, hành hung lực lượng thực thi công vụ. Đồng thời, hạn chế được xe quá khổ, quá tải tham gia giao thông và được các địa phương cùng nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện cũng bộc lộ không ít  khó khăn, vướng mắc. Trong thời gian kiểm tra trên đường Hồ Chí Minh, lực lượng liên ngành được trường trung cấp KTKT&CN Hòa Bình tạo điều kiện về ăn, nghỉ, sinh hoạt. Nhưng khi chuyển vị trí lên QL 6, 21 CBCS phải ăn, nghỉ nhờ nhà dân rất tạm bợ, thiếu thốn. Kinh phí để mua sắm trang thiết bị, nguyên liệu và đảm bảo chế độ làm thêm giờ cho CBCS đến nay chưa được cấp. Đặc biệt, ngày 26/7 cân kiểm tra tải trọng của Thanh tra Sở GT-VT đã bị hỏng và BCĐ đã quyết định mua chịu cân mới để phục vụ công tác. Tại các vị trí kiểm tra chưa có kho bãi để hạ tải của các phương tiện vi phạm nên rất khó khăn trong việc hạ tải. Đồng chí Ngô Văn Điềm, Chánh Thanh tra Sở GT-VT cho biết: Khó khăn nhất là việc hạ tải các sản phẩm nông sản như ngô, sắn, vật liệu xây dựng như xi măng rời, xi măng đóng bao... Các loại hàng hóa này không thể để ngoài trời vì nếu bị mưa sẽ bị mốc, lên men, vón cục. Khi hạ tải cũng không thể để lẫn lộn các loại hàng hóa với nhau và hàng hóa của xe này lẫn với xe khác. Bên cạnh đó, phương tiện, lực lượng hạ tải cũng là vấn đề nan giải. Vì vậy, tại các điểm kiểm tra cần xây dựng kho hạ tải có mái che, tường bao, hệ thống hút ẩm với diện tích tối thiểu 2.000 m2 mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, đến nay, Tổng cục ĐB Việt Nam và Thanh tra Bộ GT-VT, các cơ quan chức năng có liên quan vẫn chưa thống nhất ban hành các quy định cụ thể về quy trình hạ tải các phương tiện vi phạm để đảm bảo sự thống nhất thực hiện trên toàn quốc nên tỉnh ta và các tỉnh, thành phố khác vẫn lúng túng trong triển khai thực hiện, nhất là trách nhiệm của các bên liên quan chưa rõ ràng, cụ thể. Trong quá trình triển khai thực hiện trên tuyến QL 6 đã xuất hiện hiện tượng lái xe tập trung từ 50-70 ô tô để chờ thời cơ vượt trạm nhằm trốn tránh bị xử lý. Các phương tiện vi phạm tập trung số lượng đã đông gây mất TTATGT và nếu xảy ra hành vi cố tình vượt trạm sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của người tham gia giao thông.

 

Ra quân kiểm soát, xử lý ô tô chở hàng quá khổ, quá tải trọng là việc làm hết sức cần thiết để thiết lập lại TTATGT và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông nhưng những khó khăn, vướng mắc không sớm được quan tâm giải quyết để đảm bảo cho lực lượng chức năng thực thi công vụ thì tình trạng ô tô chở hàng quá khổ, quá tải trọng chắc chắn sẽ tiếp tục tái diễn.

 

 

                                                                     Đức Phượng

 

 

Các tin khác

Nông dân xã Sào Báy (Kim Bôi) tập trung chăm sóc diện tích lúa
bị nhiễm bệnh vụ hè - thu năm 2013. Ảnh: B.Minh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Sau thiệt hại, hàng chục hộ nuôi cá lồng xóm Bãi Sang, xã Phúc Sạn (Mai Châu) khó khăn về vốn đầu tư cho nghề nuôi trồng thủy sản.

Ngày mai bão Utor gây gió mạnh tới 100 km/h ở vịnh Bắc Bộ

Vào biển Đông, siêu bão Utor tiếp tục mạnh lên, đạt gần 170 km/h (cấp 14). Cơn bão với vùng ảnh hưởng rộng hàng trăm km khiến vịnh Bắc Bộ hứng chịu cấp gió nguy hiểm từ ngày mai, 14/8.

Kỷ niệm 5 năm thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường 

(HBĐT) - Ngày 12/8, Chi cục BVMT tỉnh đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 5 năm thành lập (12/8/2008 – 12/8/2013). Đại diện nhiều ban, ngành, hội, đoàn thể đã tới dự, chia vui, chúc mừng Chi cục.

Tân Lạc: 4 nhà dân và mặt tràn hồ đập Nghẹ bị ảnh hưởng hoàn lưu bão số 6

(HBĐT) - Ngày 11/8, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6, tại huyện Tân Lạc, công trình hồ đập Nghẹ, xã Lỗ Sơn bị lún mặt tràn, nghiêng lún tường bên tạo vệt nứt ở vài chỗ. Tại xóm Dồ, xã Nam Sơn có 4 nhà dân đang sống ngay tại khu vực sạt lở nguy hiểm.

Kết quả cập nhật bộ chỉ số theo dõi, đánh giá NS&VSMTNT trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Để có cơ sở xây dựng kế hoạch hàng năm nhằm theo dõi, đánh giá NS&VSMTNT trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả, ngày 25/7/2013, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1012/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả thực hiện cập nhật bộ chỉ số theo dõi, đánh giá NS&VSMTNT trên địa bàn tỉnh năm 2012, kết quả như sau:

Các địa phương trong tỉnh nỗ lực khắc phục hậu quả cơn bão số 6

(HBĐT) - Theo tin từ Ban chỉ huy PCLB & TKCN huyện Đà Bắc, do ảnh hưởng bão số 6, trên địa bàn xảy ra mưa to đến rất to làm hầu hết các tuyến đường liên xã bị sạt lở cục bộ; 13 nhà dân bị tốc mái (3 nhà dân ở xã Suối Nánh, 1 nhà dân xã Mường Chiềng, 8 nhà dân xã Đồng Nghê và 1 nhà dân xã Tu Lý); 1 thuyền máy trọng tải 2 tấn bị cuốn trôi, 12 ha ngô ở xã Suối Nánh bị gẫy đổ, đất đá vùi lấp. Hiện tại, các điểm sạt lở trên các tuyến đường liên xã đã huy động nhân lực và phương tiện xử lý hót dọn đảm bảo việc đi lại cho nhân dân. Cấp ủy, chính quyền địa phương có nhà dân bị tốc mái đã triển khai các biện pháp hỗ trợ nhân lực, vật lực khắc phục hậu quả và tìm kiếm, trục vớt thuyền bị nạn.

Thành phố Hòa Bình: Ngập úng hơn 200 ha diện tích nuôi trồng thủy sản và ruộng sản xuất

(HBĐT) - Ngày 9/8, do có đường giao thông cắt ngang vào xóm 1, 2 xã Sủ Ngòi làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu thoát lũ của suối Chăm khiến hơn 200 ha diện tích nuôi trồng thủy sản và ruộng sản xuất bị úng ngập nhiều giờ. Để xử lý cấp bách, từ 13 giờ 30 phút chiều nay (ngày 9/8), trạm bơm Quỳnh Lâm đã vận hành hệ thống bơm động lực hết công suất với 9/9 tổ máy, công suất 9.000 m3/giờ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục