Tình trạng khoan giếng tự phát, thiếu quy hoạch gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm trên địa bàn thị trấn Đà Bắc (Trong ảnh: Hộ dân thôn Mu đang tiếp tục thuê tư nhân, máy móc khoan giếng phục vụ nhu cầu sinh hoạt).

Tình trạng khoan giếng tự phát, thiếu quy hoạch gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm trên địa bàn thị trấn Đà Bắc (Trong ảnh: Hộ dân thôn Mu đang tiếp tục thuê tư nhân, máy móc khoan giếng phục vụ nhu cầu sinh hoạt).

(HBĐT) - Do chưa có hệ thống nước sinh hoạt phục vụ nhân dân, hàng trăm hộ gia đình ở thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) phải xoay sở tìm nguồn nước giếng đào và giếng khoan để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của mình. Cũng từ đây, phát sinh những nghi ngại về ô nhiễm nguồn nước ngầm khi số lượng giếng khoan ngày càng tăng, việc trám lấp giếng khoan chưa được người dân thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy trình.

 

Đồng chí Xa Hồng Lung,  Phó phòng TN & MT huyện cho biết: Trên địa bàn thị trấn hiện có khoảng trên 30 giếng khoan, tập trung ở các xóm tiểu khu Liên Phương, Thạch Lý và xóm Mu. Đáng bàn là tình trạng khoan giếng diễn ra tự phát trong dân, không có quy hoạch và rất khó quản lý, ngăn chặn tư nhân khoan giếng trái phép. Hơn nữa thực trạng này xuất phát từ bức xúc về nước sinh hoạt của nhân dân. Thường thì quá trình khoan dò tốn nhiều công sức, chưa tính về độ sâu dễ đến 30 - 40m, thợ khoan giếng thậm chí phải khoan 5 - 7 mũi mới tìm ra nguồn nước ngầm. Có giếng khoan xong nhưng chỉ một thời gian ngắn phải bỏ, không sử dụng được do nước có váng hoặc có mùi. Lo ngại nhất là sau khi khoan không hiệu quả, hộ dân không trám lấp hoặc xây bít lại hố, giếng nên dễ dàng để các chất thải từ trên bề mặt trôi, tràn xuống nguồn nước ngầm qua lỗ khoan.

 

Cách đây vài tháng, gia đình ông Nguyễn Năng Hai, 55 tuổi ở xóm Mu thuê thợ về thăm dò, khoan giếng tìm nguồn nước sử dụng sau khi chuyển về nhà mới. Có vị trí khu đất bằng phẳng nhưng ông cũng phải khoan đến mũi khoan thứ 3, độ sâu hơn 20 m mới có nước. Toàn bộ chi phí thuê thợ, máy móc lên đến 16 triệu đồng nhưng nước bơm lên từ nguồn giếng khoan, gia đình ông cũng chỉ dùng được để giặt giũ, tưới rau. Theo ông Hai, nước tuy trong nhưng ngửi thấy mùi đất, gỉ sắt rất nặng, vị tanh nên không dám dùng làm nước ăn, uống.

 

Cũng ở xóm Mu, hộ ông Hà Anh Xứng sử dụng giếng khoan từ năm 2010. Cách đây không lâu, ông Xứng quan sát thấy nước hút lên từ giếng có hiện tượng váng màu vàng nên lo ngại, mua thêm thiết bị lọc nước để tiếp tục sử dụng. Cùng thời điểm đó, từ phản ánh của các hộ, phòng TN & MT huyện đã đề nghị Sở TN & MT về địa bàn thử mẫu asen (thạch tín) cho thấy mức độ nhiễm asen ở 10 giếng khoan dao động từ 0,002 - 0,005. Theo ông Phó phòng TN & MT huyện, với mức độ nhiễm asen này, nếu lọc tốt, bà con có thể sử dụng được, về cảm quan, nước có màu trắng hoặc hơi chuyển màu vàng. Tuy nhiên, nếu nước nổi váng đỏ, người dân tuyệt đối không được dùng bởi có thể đã ở mức độ nhiễm độc nặng, nguy cơ gây ung thư cao. 

 

Theo các hộ dân ở thị trấn Đà Bắc, khi và chỉ khi Nhà nước quan tâm, đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt, tình trạng khoan giếng gây nguy cơ ô nhiễm tài nguyên nước, đặc biệt nguồn nước ngầm quý giá dưới lòng đất mới chấm dứt. Hiện nay, phương án đang được huyện tính đến để đảm bảo nước sinh hoạt lâu dài là đưa nước từ hồ sông Đà qua hệ thống bể xử lý dẫn nước về các hộ của thị trấn và một số xã lân cận. Về tình trạng trám lấp giếng khoan chưa được hộ dân quan tâm, chú trọng. Cơ quan chuyên môn khuyến cáo: để không bị tràn chất thải gây ô nhiễm nguồn nước ngầm phía sâu lòng đất, hộ dân phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trám lấp, cụ thể phải trám lấp bằng sét Bentonite và trám lấp bằng bê tông, đặc biệt là đối với các lô khoan không hiệu quả sau thăm dò, giếng khoan không còn sử dụng, người dân cần thực hiện các bước kỹ thuật trám lấp cách ly.

 

 

                                                                        Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục