Hầu hết các DN khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn huyện Lương Sơn không chấp hành nghiêm túc cam kết bảo vệ môi trường.
(HBĐT) - Là huyện có địa bàn giáp ranh với Thủ đô Hà Nội, được xác định là vùng động lực của tỉnh với nguồn tài nguyên khá dồi dào, chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng cao, huyện Lương Sơn là địa phương đứng đầu toàn tỉnh về thu hút đầu tư.
Đến nay, trên địa bàn huyện có tổng số 82 dự án được triển khai thực hiện với 6 dự án FDI và 76 dự án đầu tư trong nước. Trong đó có 24 dự án SXCN, 2 dự án du lịch, khách sạn, 2 dự án du lịch thương mại, 1 dự án SXNN, 2 dự án trồng rừng, 6 dự án bất động sản, 1 dự án đào tạo. Riêng khai thác, chế biến khoáng sản, khoáng sản, có 44 dự án, chiếm 49,7%. Tổng diện tích đất các dự án thực hiện đầu tư 4.640,86 ha. Trong đó, dự án FDI 18,86 ha, dự án đầu tư trong nước và 4.622 ha. Hiện có 3 dự án ngừng thi công 12 tháng trở lên, diện tích đất sử dụng 25,98 ha, 7 dự án có diện tích đất 726 ha thỏa thuận đền bù chậm.
Để đẩy mạnh thu hút đầu tư, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (ĐBGPMB) được quan tâm, chú trọng. Huyện đã triển khai thực hiện 143 dự án, 50 dự án đã hoàn thành, trong đó có 5 dự án thuộc lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản, 82 dự án thực hiện dở dang và 11 dự án chuyển tiếp chưa thực hiện. Có dự án gặp khó khăn về vốn ĐBGPMB như dự án khu du lịch sinh thái kết hợp trồng rừng hồ Suối Ong (Tiến Sơn) diện tích 350 ha của Công ty CP đầu tư tài chính Findex, chưa hoàn thành việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. Các dự án đầu tư xây dựng cụm SXCN và dịch vụ Vitaco và dự án đầu tư hạ tầng CCN Hòa Sơn đã thanh toán tiền đền bù lần đầu, sau đó, các hộ dân không nhận tiền đền bù đợt 2 và không giao đất cho nhà đầu tư nên chưa có mặt bằng để triển khai thực hiện, thậm chí, trên địa bàn không ít dự án treo chiếm dụng hoặc bỏ hoang đất đai trong thời gian dài nhưng còn nhiều vướng mắc nên chưa xử lý được. Đến cuối tháng 3, trên địa bàn huyện có tổng số 68 DN và đơn vị khai thác khoáng sản với 69 điểm mỏ gồm 57 mỏ khai thác đá vôi, 6 mỏ khai thác đá bazan, 4 mỏ khai thác quặng vàng, 1 mỏ khai thác quặng sắt và 1 mỏ khai thác đá sét. Trong đó có 30/68 đơn vị đang hoạt động, 26 đơn vị đang thực hiện các nghĩa vụ và điều kiện để được khai thác, 6 đơn vị không khai thác và không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Thực tế cho thấy, trong thu hút đầu tư trên địa bàn Lương Sơn đã bộc lộ một số bấp cập là: nguồn lực dành cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ thu hút đầu tư còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là đầu tư xây dựng hạ tầng các CCN, hạ tầng xã hội phục vụ các KCN. Các dự án đi vào hoạt động đã đóng góp tích cực trong thúc đẩy KT-XH phát triển. Từ năm 2010-2014 đã nộp NSNN 182.151 triệu đồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và chính sách thắt chặt tiền tệ nên nhiều DN trong tình trạng thiếu vốn, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho lớn. Do vậy, nhiều dự án phải thu hẹp quy mô SX-KD hoặc tạm thời ngừng sản xuất nên số thuế còn nợ 55.603 triệu đồng. Các cơ quan QLNN chưa thực sự tích cực, chủ động trong hỗ trợ một số nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai thực hiện dự án. Việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo của các chủ đầu tư chưa nghiêm túc, nhiều dự án vi phạm pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, lao động bị xử lý vi phạm hành chính nhưng vẫn tái phạm. Cơ chế, chính sách về bồi thường hỗ trợ tái định cư thường xuyên có sự điều chỉnh, bổ sung nhưng thiếu đồng bộ. Công tác thẩm định hồ sơ còn chậm. Việc bố trí tái định cư theo quy hoạch đô thị cho các hộ làm nông nghiệp theo hạn mức giao đất tại các xã đang là vấn đề khó khăn cho hoạt động SX-KD và sinh hoạt của người dân. Đối với dự án NSNN tiền đền bù còn chậm. Công tác quản lý đất đai chưa chặt chẽ. Nhiều nhà đầu tư năng lực còn hạn chế.
Trong lĩnh vực BVMT, lực lượng cán bộ QLNN về môi trường còn thiếu và yếu. Công tác TTPBGDPL về khoáng sản chưa sâu rộng. Sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, chặt chẽ. Việc nộp các khoản thuế cho Nhà nước chỉ dựa trên sản lượng các DN tự kê khai, chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ gây thất thu cho NSNN. Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng và các điểm mỏ khai thác quặng trước khi đi vào sản xuất đều lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết BVMT nhưng khi đi vào hoạt động hầu hết không thực hiện nghiêm túc dẫn đến để xảy ra ô nhiễm về khói bụi, tiếng ồn, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống gây bức xúc cho nhân dân.
Thực trạng trên cho thấy, những năm qua, huyện Lương Sơn đã có nhiều cố gắng trong thu hút đầu tư, quản lý các dự án và QLNN về khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, để tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả tiềm năng về khoáng sản gắn với BVMT, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài cần tập trung khắc phục những yếu kém trong quản lý, sử dụng đất đai. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành trong quản lý khoáng sản và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong SX- KD; tăng cường kiểm tra, rà soát hoạt động của các nhà đầu tư, đơn vị, DN khai thác khoáng sản để nâng cao hiệu quả công tác QLNN trong thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý quy hoạch và khai thác khoáng sản, BVMT.
Đ.P
Microsoft ra mắt bản nâng cấp Windows Phone 8.1 và Windows 8.1, MobiFone chính thức tách ra khỏi VNPT, Samsung Galaxy S5 có giá chính thức tại Việt Nam, Nokia ra mắt loạt smartphone mới chạy Windows Phone 8.1… là những sự kiện công nghệ đáng chú ý tuần qua.
(HBĐT) - Mùi hôi thối và khói nghi ngút bao trùm cả một khu dân cư hơn 20 hộ dân xóm Đồng Bảng, xã Đồng Bảng (Mai Châu). Đây là tình trạng diễn ra đến nay (ngày 4/4) đã hơn 2 tuần nhưng vẫn chưa thể giải quyết bất chấp sự vào cuộc của nhân dân và lực lượng chức năng
(HBĐT) - Vào 10 giờ, sáng ngày 4/4, tại khu vực xóm 9, xã Sủ Ngòi, tổ công tác Đội Cảnh sát PCTP về môi trường – Công an thành phố Hòa Bình phát hiện xe ô tô mang BKS 29C - 075.24 do Nguyễn Như Phương, sinh năm 1976 thường trú tại xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) điều khiển phương tiện kiêm chủ hàng vận chuyển 400 con gia cầm (gà lông đỏ) lên thành phố Hòa Bình tiêu thụ.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 336/QĐ-UBND ngày 27/3/2014 về việc thành lập Ban Chỉ đạo diệt trừ chuột, căn cứ Chỉ thị số 09 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách diệt trừ chuột, bảo vệ mùa màng và Chỉ thị số 485 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc tăng cường phòng trừ chuột, bảo vệ mùa màng.
(HBĐT) - Sáng 3/4, Bưu điện tỉnh và phòng CSGT Công an tỉnh đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ chuyển phát Giấy chứng nhận đăng ký mô tô, xe máy và ô tô trên địa bàn toàn tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 3/4, Ban chỉ đạo CNTT tỉnh đã tổ chức Hội thảo ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan Nhà nước tỉnh Hoà Bình năm 2014. Các đồng chí Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ TT&TT; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong tỉnh đã dự hội thảo.