Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh cập nhật mây vệ tinh, bản đồ số trị trên mạng internet phục vụ công tác dự báo, thu nhận thông tin thời tiết khu vực.

Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh cập nhật mây vệ tinh, bản đồ số trị trên mạng internet phục vụ công tác dự báo, thu nhận thông tin thời tiết khu vực.

(HBĐT) - Mùa mưa bão năm nay được nhận định đến sớm hơn năm 2013. Những hiện tượng bất thường của thời tiết vào thời điểm chuyển giao mùa, lũ quét, sạt lở, mưa lớn kéo dài ở chính vụ… là những lưu ý để người dân có thể chủ động đề phòng trong mùa mưa bão.

 

Từ đầu tháng 4 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 3 đợt mưa xảy ra liên tiếp, lượng mưa bình quân đo được ở các huyện, thành phố dao động từ 15mm – 30mm. Đợt mưa gần đây nhất vào sáng ngày 7/4 với diện phổ biến toàn tỉnh, lượng mưa đo được ở huyện Lạc Thủy 29mm, Lạc Sơn 31mm, Kim Bôi 15mm… Mưa thường xảy ra về đêm đến sáng có kèm theo dông, sấm, sét. Do dải hội tụ nhiệt đới trong đới gió tăng trên cao dẫn đến mưa có hệ thống, hoạt động chu kỳ thường kéo dài 3 - 5 ngày. Tuy nhiên, đây là hiện tượng mưa dông, lốc đầu mùa hoàn toàn bình thường, xảy ra gần như trên toàn khu vực, không trái với quy luật thay đổi khí hậu từ đông sang hè.

 

Theo ông Vũ Hồng Quân – Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh, trong khoảng tháng 4 cho đến nửa đầu tháng 5, người dân cần đề phòng hiện tượng dông, lốc, mưa đá kèm gió mạnh. Hiện tượng này năm nào cũng có, thường xảy ra nhất ở các huyện Mai Châu, Kim Bôi và thành phố Hòa Bình. Thời gian tiếp theo cho đến hết tháng 6 sẽ xảy ra mưa lớn kèm gió mạnh thường xuất hiện sau các đợt nắng nóng cực điểm. Từ tháng 7, tháng 8 trở đi, hiện tượng mưa ổn định hơn, xảy ra dông nhẹ, kéo dài. Theo quy luật của khu vực tỉnh ta, mùa mưa bão kéo dài đến tháng 10 và mùa mưa bão năm nay được nhận định phù hợp với biến động nhiều năm.

 

Dự báo ở mùa mưa bão này, địa bàn tỉnh ta chịu ảnh hưởng của từ 2 – 3 đợt bão, số lượng cơn bão khoảng 8 – 10 cơn (chỉ bằng một nửa so với năm 2013). Bên cạnh đó, cần lường tránh những nguy cơ tiềm ẩn của mưa lớn sau bão, không loại trừ có cả mưa đá diện rộng, hạt đá có đường kính và mật độ lớn hơn so với nhiều năm. Thêm một lưu ý nữa là trong phạm vi công trình thủy điện Hòa Bình, khả năng phóng điện tự nhiên, hiện tượng xung điện sẽ dễ xảy ra hơn, tốc độ truyền nhanh hơn dẫn đến hiện tượng sét xảy ra khá nhiều. Vì vậy, người dân cần chủ động phương án tránh mưa dông, tìm nơi trú an toàn, không trú mưa bão ở dưới gốc cây, luồng điện, dòng điện.

 

Trong những tháng mùa mưa, tổng lượng mưa trung bình hàng năm đo được từ 1.500mm – 1.800mm. Tháng 7 – 8 sẽ đón nhận lượng mưa ngày lớn nhất do ảnh hưởng hậu bão kết hợp không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống có tranh chấp hội tụ gió. Nhiệt độ nắng nóng mùa hè này dự báo cao điểm ở nửa đầu tháng 6 (từ 40 – 41 độ C).

 

Hiện tại toàn tỉnh có 5 trạm đo đạc cơ bản về khí tượng thủy văn phân bố ở thành phố Hòa Bình, huyện Mai Châu, Kim Bôi, Lạc Sơn và trạm Chi Nê (Lạc Thủy). Hàng ngày, các trạm thực hiện công tác đo đạc, cung cấp số liệu để Trung tâm KTTV cập nhật, làm thành bản tin phát trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là cung cấp những bản tin thời tiết nguy hiểm để người dân kịp thời nắm bắt thông tin. Từ ngày 15/5 cho đến hết tháng 10, các trạm và Trung tâm KTTV triển khai trực bão lũ 24/24 giờ cung cấp bản tin, số liệu cho Tỉnh ủy, UBND, Ban chỉ huy TKCN & PCLB của tỉnh và các ngành liên quan với định kỳ 2 lần/ ngày đối với bản tin bão áp thấp nhiệt đới, 1 lần/ngày với bản tin thường.

 

Ông Vũ Hồng Quân – Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn khuyến cáo thêm: Tùy vào từng thời điểm sẽ có những diễn biến thời tiết không theo quy luật, quy mô nhỏ thêm vào đó là tình hình biến đổi khí hậu nên nhiều khi không thể dự báo được mà chỉ có thể đưa ra cảnh báo về thời tiết để người dân chủ động phòng tránh, giảm nhẹ mức độ thiệt hại của mưa bão, thiên tai.

                                                                            

 

                                                        Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục