Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu dự hội nghị giao ban trực tuyến tại điểm cầu tỉnh ta.
(HBĐT) - Sáng 24/7, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc về Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT). Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải dự và chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Theo báo cáo tại cuộc giao ban tính đến hết tháng 6-2014, tỷ lệ số hộ nông thôn được sử dụng nước từ các công trình nước sạch trên toàn quốc đạt 84%; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là 62,5%; trạm y tế có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 96%; trường học có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 90%. ... Tuy nhiên ở một số địa phương, số lượng công trình cấp nước hoạt động kém hiệu quả còn cao; nhiều công trình mới đưa vào phục vụ trong thời gian ngắn đã bị hỏng, xuống cấp; công tác quản lý, vận hành còn nhiều bất cập.
Đối với tỉnh ta, việc triển khai chương trình MTQGNS&VSMT từ năm 2012 đến nay đã có nhiều kết quả tích cực, tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh đạt 78%; số hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 44,2%. Trong số hệ thống trường học tỉnh ta có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh, tuần tự: các trường mầm non đạt 58,9%; trường tiểu học đạt 43,6%; trường THCS đạt 34,5%; trường THPT đạt 62,2%. Ngoài ra, tỷ lệ trạm xá có nước và nhà tiêu HVS đạt 61%. Đối với lĩnh vực môi trường, tỷ lệ chuồng trại chăn nuôi HVS đạt 38%; tỷ lệ số xã có dụng cụ và hố thu gom rác sinh hoạt đạt 14,3%; tỷ lệ làng nghề có hệ thống xử lý chất thải đạt 84%. Thực hiện chương trình MTQG NS&VSMTNT, tỉnh ta đã triển khai được 53.737 giếng đào hợp vệ sinh; 2.199 giếng khoan tay; 3.802 chiếc lu, bể chứa nước mưa; 25.946 công trình có vòi nước máy riêng và 311 công trình cấp nước tập trung. Tổng nguồn vốn thực hiện đạt gần 404 tỷ đồng, trong đó, người dân tham gia đóng góp và tự làm ước khoảng gần 9,9 tỷ đồng.
HT
(HBĐT) - Theo thông tin từ quần chúng nhân dân, vào hồi 21h30’ ngày 19/7, tại chợ Hữu Nghị (tổ 15 - phường Hữu Nghị - thành phố Hòa Bình) khi trời đang mưa to đã xảy ra vụ cháy lớn.
* Bão đi vào khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư: Hồi 22 giờ ngày 18-7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ vĩ bắc; 109,8 độ kinh đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 240km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, cấp 15 (tức là từ 150 đến 183 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.
Đến thời điểm này, 10 giờ ngày 19-7, bão số 2 đang ảnh hưởng trực tiếp tới Quảng Ninh. Tại đảo Cô Tô và Móng Cái có gió giật mạnh cấp 10, mưa to; tại huyện Hải Hà, Tiên Yên có gió giật cấp 8, cấp 9; tại TP Hạ Long gió giật cấp 8 và cấp 9. Các địa phương trong tỉnh đã có nơi mưa vừa và rất mưa to.
Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 2, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo khẩn trương di dân tại một số địa bàn xung yếu trên địa bàn TP Móng Cái.
Lúc 4 giờ, sáng 19-7, tâm bão số 2 ở vào khoảng 21,5 độ vĩ Bắc; 108,9 độ kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 - 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 15 - 16. Hôm nay, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông. Gió mạnh dần lên cấp 5, có nơi cấp 6, giật cấp 7.
(HBĐT) - Chiều ngày 18/7, huyện Kim Bôi đã tổ chức sơ tán 33 hộ dân thuộc hai xóm Chanh Trên và Chanh Dưới, xã Vĩnh Đồng đến khu tái định cư trước khi cơn bão Rammasun đến. Hai xóm trên nằm ven dòng suối Chiềng với gần 90 hộ, trong đó 67 hộ trong diện nguy hiểm khi có mưa lũ thuộc diện phải di rời. Cơn lũ năm 2007, nước lũ đã làm ngập nhà cửa, hoa màu, cuốn trôi một số tài sản của nhân dân. Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã triển khai dự án di dân tái định cư cách chỗ ở cũ khoảng 2 km. Mặc dù đã có nhà nhưng mới chỉ có 34 hộ di chuyển, 33 hộ vẫn ở lại sinh sống.