Đến năm 2014, việc khai thác, quặng với quy mô nhỏ lẻ vẫn diễn ra tại xã Cuối Hạ (Kim Bôi).

Đến năm 2014, việc khai thác, quặng với quy mô nhỏ lẻ vẫn diễn ra tại xã Cuối Hạ (Kim Bôi).

(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 02, ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản, Chỉ thị số 13, ngày 17/9/2012 của UBND tỉnh về xử lý các dự án khai thác khoáng sản đã được cấp phép nhưng không tổ chức khai thác... ngành TN&MT đã vào cuộc một cách quyết liệt. Tuy nhiên, cho đến nay, việc quản lý tài nguyên khoáng sản vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập.

 

Từ đầu năm đến nay, Sở TN&MT đã báo cáo với UBND tỉnh có ý kiến với Bộ TN&MT xem xét, khoanh định và công bố khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ đối với một số mỏ cấp phép đã hết hạn. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định về phương pháp tính mức thu tiền, cấp quyền khai thác khoáng sản báo cáo UBND tỉnh ban hành. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 76, ngày 11/12/ 2013 của HĐND tỉnh về thông qua quy hoạch thăm dò khai thác và sử dụng 3 loại khoáng sản  làm vật liệu xây dựng thông thường như: đá, sét, cát làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014- 2019, tầm nhìn năm 2024. Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tốt việc quản lý các hoạt động trong thực hiện dự án sử dụng, khai thác, chế biến, kinh doanh tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, đồng thời giám sát việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác khoáng sản. Đã lập các thu tục để đóng cửa một số mỏ khoáng sản đã hết phép như: mỏ antimon tại xã An Bình (Lạc Thủy), mỏ than tại Lỗ Sơn (Tân Lạc). Đồng thời đề xuất hướng xử lý đối với một số dự án khai thác khoáng sản đã cấp phép nhưng không tổ chức khai thác. 10 tháng qua, Sở TN&MT đã thanh, kiểm tra 12 đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn. Đã tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi 8 giấy phép khoáng sản không hiệu quả, vi phạm các quy định về hoạt động khoáng sản.

 

Khối lượng công việc được thực hiện đảm bảo cả về số đầu việc và chất lượng  công việc, tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại,  việc quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.  Nguyên nhân sâu xa là ý thức chấp hành của các DN và cộng đồng, trong hoạt động khai thác khoáng sản chưa cao. Điển hình như việc khai thác than, quặng ở xã Cuối Hạ (Kim Bôi), mặc dù trữ lượng đã gần cạn kiệt, môi trường làm việc của những người trực tiếp ở hầm, lò không an toàn và đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nhưng thời gian qua, hoạt động khai thác khoáng sản vẫn diễn ra âm thầm, nhỏ lẻ.  Cho đến nay, huyện Kim Bôi vẫn xuất hiện nhiều điểm khai thác vàng trái phép ở các xã Mỵ Hòa, Bắc Sơn, Nam Thượng... Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng của huyện đã kiểm tra  thu giữ 1 máy xúc, 1 sàng sắt, 3 đầu nổ và phạt hành chính 20 triệu đồng ở huyện Yên Thủy, qua kiểm tra, rà soát các điểm khai thác khoáng sản trên địa bàn, 10 tháng qua đã phát hiện 4 điểm thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép gồm: việc cải tạo đất trái phép tại xóm Đại Đồng, xóm Đồi 1, xã Ngọc Lương; vận chuyển khoáng sản trái phép tại Hồ Bai Cái, xã Đoàn Kết; việc thăm dò than không đúng quy định của Công ty CP khai thác, chế biến khoáng sản NewTop Hòa  Bình tại xóm Bông Bạc, xã Lạc Hưng và huyện đã đình chỉ kịp thời việc khai thác, vận chuyển.

 

Những con số, vụ việc cụ thể được cập nhật từ cơ sở trên địa bàn cho thấy, việc quản lý tài nguyên khoáng sản ở tỉnh ta, phía trước vẫn là thách thức. Ngành TN&MT tỉnh đã đưa ra  một số các giải pháp như: Tạo điều kiện năng lực QLNN về lĩnh vực TN&MT cho cán bộ quản lý, phối hợp với các ngành chức năng tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý hoặc đề xuất xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền, đôn đốc  các  tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động SX-KD và khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên... Để những giải pháp này thực sự phát huy hiệu quả cần lắm sự hợp tác từ phía những người dân giúp cho các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.

 

 

 

                                                                          Lam Nguyệt

 

 

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục