Các đại biểu trao đổi, thảo luận tại hội thảo.
(HBĐT) - Ngày 20/11, tại huyện Lạc Thuỷ, Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi (Viện Chăn nuôi) phối hợp với UBND huyện Lạc Thuỷ tổ chức hội thảo khoa học “Giới thiệu gà Lạc Thuỷ và nhu cầu phát triển”.
Những năm gần đây, nông nghiệp huyện Lạc Thuỷ chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Chăn nuôi gia cầm là một trong những thế mạnh của huyện với tổng đàn 514.500 con, trong đó chủ yếu là giống gà địa phương và một số giống gà lai. Đặc biệt, qua đợt tìm kiếm, khảo sát của Viện Chăn nuôi đã phát hiện ra giống gà có ngoại hình khi trưởng thành rất giống với gà Mía (Sơn Tây – Hà Nội) mà địa phương gọi là gà ri. Theo người dân, đây là giống gà bản địa có từ lâu đời tại xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) và xã An Phú (Mỹ Đức – Hà Nội). Giống gà này đã và đang được chăn nuôi phổ biến với quy mô hàng trăm con/hộ tại một số xã. Sau phát hiện và thu thập, Viện Chăn nuôi đặt tên cho giống này là gà Lạc Thuỷ.
Viện đã tiến hành điều tra, nghiên cứu thực tế tại 50 hộ của các xã Phú Thành, An Bình, An Lạc, Phú Lão, đồng thời tiến hành nuôi bảo tồn gà Lạc Thuỷ tại Viện Chăn nuôi từ tháng 8/2013 – 11/2014.
Tại hội thảo, đại diện Viện Chăn nuôi, phòng NN&PTNT huyện Lạc Thuỷ, đại diện hộ gia đình trực tiếp thực hiện mô hình đã cùng trao đổi, thảo luận về những ưu, nhược điểm, tiềm năng của việc chăn nuôi gà Lạc Thuỷ. Theo đó đã khẳng định, chỉ rõ cơ hội bảo tồn và phát triển giống gà này đã đáp ứng được 3 tiêu chí mà nhu cầu tiêu dùng của xã hội đang cần, đó là: mẫu mã đẹp, chất lượng thịt thơm ngon, kỹ thuật dễ nuôi, có mức đầu tư vừa phải và nuôi được thành hàng hoá… Từ tính ưu việt này, hội thảo thống nhất đề nghị với chính quyền địa phương đưa chăn nuôi gà Lạc Thuỷ vào mục tiêu phát triển KT – XH của huyện trong những năm tới.
P.V
(HBĐTT) - Chiều 15/11, trong khuôn khổ Lễ đón nhận chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong, Sở KH&CN tổ chức Hội thảo khoa học “Chỉ dẫn địa lý Cam Cao Phong gắn với phát triển KT-XH hiệu quả và bền vững”. Tham dự có hơn 100 đại biểu Trung ương và địa phương. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học tỉnh chủ trì hội thảo.
(HBĐT) - Ngày 14/11, Trung tâm Khuyến công & TVPT công nghiệp Hòa Bình phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố, Trung tâm Dạy nghề tỉnh và Công ty CP May Xuất khẩu Sông Đà tổ chức lễ bế giảng khóa đào tạo nghề may công nghiệp xuất khẩu.
(HBĐT) - Tính đến tháng 9/2014, tỉnh ta đã công bố 1.887 thủ tục hành chính (TTHC), trong đó, 1.189 TTHC thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, 275 TTHC thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện, 202 TTHC thuộc thẩm quyền UBND cấp xã, có 221 TTHC được sửa đổi, bổ sung. Việc ban hành, thực hiện cải cách TTHC tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi có yêu cầu giải quyết công việc. Thời gian qua, nhiều đơn vị đã thực hiện công khai TTHC, địa chỉ tiếp nhận phản ánh theo quy định tại trụ sở và trên trang thông tin điện tử tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tìm hiểu, tra cứu, giám sát việc triển khai thực hiện.
(HBĐT) - Chiều ngày 13/11, lực lượng Trạm kiểm tra trọng tải xe lưu động tỉnh đã tiến hành cân kiểm tra trọng tải đối với 3 xe ô tô mang các BKS 35C 014.56 do lái xe Phạm Văn Quang điều khiển; 35C 010.59 do lái xe Bùi Công Hân điều khiển; 35C 030.25 do lái xe Đỗ Hữu Hai điều khiển.
HBĐT) - Hợp Châu là xã ĐBKK của huyện Lương Sơn. Trong những năm qua, xã được hưởng lợi từ nhiều chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
(HBĐT) - Sáng 13/11, UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Namn tổ chức hội nghị ký cam kết không xếp hàng hóa lên phương tiện vượt quá tải trọng cho phép. Dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Quyền; đại diện Tổng cục 7 (Bộ Công an); lãnh đạo các sở, ngành chức năng, UBND các huyện Lương Sơn, Tân Lạc, Cao Phong, TP Hòa Bình, cùng đại diện hơn 100 doanh nghiệp hoạt động vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.